Tuyển tập đề thi môn ngữ văn - Vĩnh Phúc

Chia sẻ bởi ngày cuối tuần | Ngày 12/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập đề thi môn ngữ văn - Vĩnh Phúc thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
————————
đề chính thức
Kỳ thi chọn hsg lớp 9 THCS năm học 2008 - 2009
Đề thi môn: NGữ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
——————————


Câu 1 (2 điểm)
Kết thúc đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du viết:
“Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du – NXB Văn hoá 2002)
Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (3 điểm)
Tục ngữ có câu: “Thời gian là vàng”.
Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

Câu 3 (5 điểm)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân.
—Hết—
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


Họ tên thí sinh ............................................................................Số báo danh .............
















HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2008-2009
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: ( 2 điểm)
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến, cảm thụ riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Cụ thể cần nêu được một số ý như sau :
- Đặc điểm nổi bật trong bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều bao giờ cũng là tả cảnh để thể hiện tâm trạng. Cảnh trong thơ Nguyễn Du nói riêng và cảnh trong thơ trung đại nói chung là tâm cảnh. Nguyễn Du nói rất rõ điều đó trong hai câu thơ “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Vì thế qua hai câu thơ tả cảnh trong đoạn trích trên có thể thấy rõ tâm trạng nàng Kiều.
- Có thể thấy cảnh trong hai câu cuối của đoạn thơ là một cảnh rất đẹp nhưng đượm buồn, một nỗi buồn man mác nhè nhẹ. Dòng nước trong veo và dáng liễu rủ dưới bóng chiều thướt tha bên cầu tạo nên một bức tranh đẹp. Nhưng chính dáng liễu và bóng chiều ấy cũng tạo nên nỗi buồn. Xưa nay, bóng liễu rủ và bóng chiều hoàng hôn luôn là biểu tượng của nỗi buồn và sự nhớ nhung.
- Cảnh trong hai câu thơ cuối trong đoạn thơ là cảnh đã được nhìn qua tâm trạng bâng khuâng, một tâm trạng vừa vui mừng, xôn xao vì gặp được người hào hoa, phong nhã, lịch thiệp... vừa buồn vì phải chia tay, chia xa, đúng là “Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” (Xuân Diệu). Điều này là hết sức chính xác, vì đó là buổi đầu tiên Kim – Kiều gặp mặt, chia tay mở đầu cho mối tình 15 năm năm lưu lạc. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh diệu (tơ liễu, trong veo, thướt tha …)
* Thang điểm :
- Cho 2 điểm khi : Đảm bảo được những yêu cầu nêu trên .
- Cho 1 điểm khi : Thể hiện được 1/2 yêu cầu của nội dung, bố cục bài viết chưa thật chặt chẽ, mạch lạc.
- Cho 0 điểm khi :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ngày cuối tuần
Dung lượng: 203,07KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)