Tuyển tập đề thi HSG các tỉnh

Chia sẻ bởi Vũ Đình Tùng | Ngày 16/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập đề thi HSG các tỉnh thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1:( 3 điểm)
Vẽ hình và phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vào ngày 22-6 và 22-12.
Dap an: ( 3điểm):
a. Vẽ hình: 1,5 điểm( mỗi hình 0,75 điểm)
Yêu cầu vẽ đúng, rõ ràng, đầy đủ các chi tiết cần thiết
b. Phân tích:( 1,5 điểm)
- Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn,diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, ngày dài hơn đêm. Bán cầu Nam ngược lại.(0,5 đ)
- Vào ngày 22-12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, có ngày dài đêm ngắn, bán cầu Bắc ngược lại.( 0,5 đ)
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động xung quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.( 0,5đ)

Câu 4: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với lượng mưa ở nước ta.

Đáp án

* Đặc điểm cơ bản của địa hình và khí hậu nước ta ( 0.5đ)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa phong phú : 1500-2000mm.(0.25đ)
- Địa hình phần lớn là đồi núi, đồi núi thấp là chủ yếu; cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Địa hình là nhân tố quan trọng tham gia vào sự phân hóa phức tạp của lượng mưa (0.25đ)
* Ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa (2.5đ)
- Lượng mưa chi phối bởi độ cao, hướng núi và hướng sườn địa hình. (0.25đ)
- Lượng mưa trung bình năm lớn nhất ( trên 3000mm) ở các vùng núi cao (trên 2000m) như Bạch Mã, Ngọc Linh, Tây Côn Lĩnh... (0.25đ)
- Độ nghiêng chung địa hình là TB-ĐN thấp dần ra biển tạo điều kiện để ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào đất liền. Hướng địa hình chủ yếu ở nước ta: hướng TB-ĐN và hướng vòng cung nhưng tùy theo mùa gió mà có các sườn đón gió và khuất gió, gây ra lượng mưa khác nhau ở mỗi sườn theo mùa. (0.5đ)
+ Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc làm cho đầu mùa và giữa mùa đông, sườn phía ĐB mưa trên 1200mm, còn TB lượng mưa thấp hơn 400mm; tương tự như vậy ở Tam Đảo và khối Vòm sông Chảy. (0.25đ)
+ Dãy núi cao Trường Sơn Bắc giáp biên giới Việt - Lào chắn gió mùa Tây Nam vào mùa hạ gây hiệu ứng phơn cho Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Đông Trường Sơn Bắc đón gió mùa đông bắc gây mưa muộn vào thu đông. (0.25đ)
+ Các sườn khuất gió: Sơn La ( do cao nguyên Hủa Phan ) Lạng Sơn ( do cánh cung Đông Triều, thung lũng sông Ba ( Trường Sơn Nam)...lượng mưa rất thấp. (0.25đ)
- Các dãy núi chạy ngang ra biển: Hoành Sơn, Bạch Mã, Vọng Phu làm cho mùa đông các vùng này có mưa ở sườn bắc; mùa hạ mưa ở sườn nam. (0.25đ)
- Các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song với hai mùa gió không mang mưa lại cho vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, mưa rất thấp (dưới 800mm). (0.25đ)
- Đồng bằng do ít có sự khác biệt về độ cao, địa hình nên không chi phối sự phân hóa lãnh thổ của lượng mưa (0.25đ)
Câu 5: ( 3 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006
Địa phương
Dân số( nghìn người)
Diện tích(km2)

Cả nước
84155,8
331211,6

- Đồng bằng sông Hồng
18207,9
14862,5

- Trung du miền núi Bắc Bộ
12065,4
101559,0

 + Đông Bắc
9458,5
64025,2

 + Tây Bắc
2606,9
37533,8

- Duyên Hải Miền Trung
19530,6
95918,1

 + Bắc Trung Bộ
10688,3
51552,0

 + Nam Trung Bộ
8862,3
44366,1

- Tây Nguyên
4868,9
54659,6

- Đông Nam Bộ
12067,5
34807,7

Đồng bằng sông Cửu Long
17415,5
40604,7

Hãy nêu nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta, nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Tùng
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)