Tuyển tập đề thi học sinh giỏi vật lí 9

Chia sẻ bởi Đinh Trần Chiến | Ngày 15/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi vật lí 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Một cầu thang cuốn đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang trên đưa một người hành khách đứng yên lên lầu trong thời gian t1 = 1 phút. Nếu cầu thang không chuyển động thì người hành khách đó phải đi mất thời gian t2 = 3 phút. Hỏi nếu cầu thang chuyển động, đồng thời người khách đi trên nó thì phải mất bao lâu để đưa người đó lên lầu.

Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S1 = 10dm2, người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim loại tiết diện S2 = 1 dm2. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn, đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên. Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới? (Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg. Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của nước dn = 10000N/m3).

Một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở 25oC. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì ấm phải có công suất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K. Nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K và 30% nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh.

Hai vật chuyển động thằng đều từ hai đầu trên cũng một đường thẳng. Nếu chúng đi ngược chiểu nhau thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng giảm đi 16 m. Nếu chúng đi cùng chiều nhau( cùng xuất phát và vẫn đi với vận tốc cũ) thì cứ sau 5 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 3 m. Tìm vận tốc của mỗi vật.

Có thiết bị như hình vẽ bên. Vật A có trọng lượng 400 N, mỗi ròng rọc có trọng lượng 12 N. a) Cần phải kéo đầu dây tự do một lực F bằng bao nhiêu để vật A chuyển động đều lên cao? Bỏ qua ma sát. b) Khi vật A lên cao được 0,8 m thì ròng rọc 2 lên cao bao nhiêu? c) Tính hiệu suất của thiết bị khi bỏ qua ma sát. 

Người ta nhúng chìm một thỏi nước đá hình trụ vào một cốc nước sâu như hình vẽ bên. Trong quá trình thỏi nước đá tan thì nó có hình dạng như thế nào? Tại sao? 

Có một số dụng cụ sau: một chậu thuỷ tinh đựng nước, hai ống nghiệm mỏng khối lượng không đáng kể hoàn toàn giống nhau có vạch chia thể tích, chất lỏng A có khối lượng riêng DA đã biết, chất lỏng B có khối lượng riêng DB chưa biết. Hãy trình bày cách làm để xác định khối lượng riêng DB của chất lỏng B.

Để mắc đèn 110 V vào mạng điện 220 V ta có thể mắc thêm với biến trở R. Có thể mắc theo những sơ đồ nào để đèn sáng bình thường? Xác định vị trí con chạy của biến trở ở mỗi sơ đồ để đèn sáng bình thường biết R= 2.Rđ . Trong các cách mắc thì cách nào có lợi hơn? Tại sao?

Một học sinh mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ bên rồi dùng một vôn kế lần lượt đo hiệu điện thế giữa các điểm A, B; B, C; A, C thì được các kết quả U1= 4 V, U2= 6 V, U= 12 V.( coi hiệu điện thế U không đổi). Tại sao lại có kết quả như vậy? Hiệu điện thế thực tế giữa các điểm A, B và B, C là bao nhiêu?

Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi 1/3 thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi 1/4 thể tích. hãy xác định khối lượng riêng của dầu, biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3
Muốn có 12 lít nước ở nhiệt độ t=30 C người ta cần lấy bao nhiêu lít nước nóng ở nhiệt độ t1=80 C pha với bao nhiêu lít nước lạnh ở nhiệt độ t2=20 C
Cho mạch điện R1 nt ( R2//R3) U=9V;R1=4 ;R2=3:ohm và cường độ dòng điện qua R3 là 0,5A. Tính R3.

Cho 2 bóng đèn 6V-6W; 6V-3W và một biến trở. 1. hãy vẽ sơ đồ các mạch điện, và tính điện trở của biến trở khi đó, để khi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V thì cả 2 đèn đều sáng bình thường. 2. Tính hiệu suất của từng cách mắc.

Có một số điện trở r=5 . Hỏi phải dùng ít nhất bao nhiêu điện trở r để mắc thành mạch có điện trở tương đương là 3:ohm . Vẽ sơ đồ mạch điện.

Cho 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Trần Chiến
Dung lượng: 73,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)