Tuyển sinh vào 10 (đề thi thử 6)

Chia sẻ bởi Trương Thế Thảo | Ngày 15/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuyển sinh vào 10 (đề thi thử 6) thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Thi Tuyển sinh vào 10
Môn: Hóa học
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)

Đề bài:
Bài 1: Cho 11,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R (hóa trị II, đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học) thực hiện hai thí nghiệm:
Thí nghiệm I: Cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
Thí nghiệm II: Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc).
Viết các phương trình hóa học.
Tính khối lượng Mg, R.
Xác định R.
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam hợp chất hữu cơ A. Sản phẩm cho qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,72 gam và tách ra 11,82 gam kết tủa.
Tìm khối lượng CO2 và H2O.
Tính khối lượng cacbon và hidro.
Tìm công thức nguyên của A.
Bài 3: Viết các phương trình hóa học điều chế NaCl bằng 6 cách?
Bài 4: Cho 22,4 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với 33,3 gam CaCl2 thì tạo thành 20 gam kết tủa.
Viết các phương trình phản ứng?
Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu?
Bài 5: Trình bày tính chất hóa học của axit sunfuric, viết các phương trình hóa học minh họa?
------------------Hết-------------
(Lưu ý:Thí sinh được phép sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học)















Thi Tuyển sinh vào 10
Môn: Hóa học
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
Phần Đáp án:
Bài 1:
a. Các phương trình phản ứng:
Mg + H2SO4 -----> MgSO4 + H2( (1)
Mg + 2H2SO4 -----> MgSO4 + SO2( + 2H2O (2)
R + 2H2SO4 -----> RSO4 + SO2( + 2H2O (3)
b. - Số mol khí H2: nH = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
Theo phương trình (1): nMg = nH= 0,2 mol
=> khối lượng của R: mR = 0,2.24 = 4,8 gam
- Khối lượng của R trong hỗn hợp: mR = 11,2 – 4,8 = 6,4 gam
c. – Số mol SO2: nSO= 6,72 : 22,4 = 0,3 mol.
Theo phương trình (2): nSO= nMg = 0,2 mol
=> Số mol SO2 trên phương trình (3): nSO(pư3) = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
Theo phương trình (3): nR = nSO(pư3) = 0,1mol
Vậy khối lượng mol của R: MR = 6,4 : 0,1 = 64 => R là kim loại Đồng (Cu)
Bài 2:
a. - Ba(OH)2 có khả năng hấp thụ cả CO2 và H2O nên khối lượng bình Ba(OH)2 tăng chính là khối lượng CO2 và H2O được tạo thành => mHO + mCO= 3,72 gam.
- Phương trình xảy ra khi dẫn sản phẩm vào bình đựng Ba(OH)2 dư:
CO2 + Ba(OH)2 -----> BaCO3( + H2O
=> mBaCO= 11,82gam.
- Số mol BaCO3: nBaCO= 11,82 : 197 = 0,06mol.
Theo phương trình: nCO = nBaCO= 0,06mol
- Khối lượng CO2: mCO = 0,06.44 = 2,64gam.
=> khối lượng H2O: mHO = 3,72 - mCO = 3,72 – 2,64 = 1,08 gam.
b. Khối lượng các nguyên tố có trong A:
mc = = 0,72 gam
mH =  = 0,12 gam
c. Khối lượng của Oxi có trong A:
mO = 1,8 – (0,72 + 0,12) = 0,96 gam.
- Gọi công thức tổng quát của A là: CxHyOz
- Ta có tỉ lệ: x:y:z = : :  = 1:2:1
Vậy công thức nguyên của A: (CH2O)n
Bài 3: Các phương trình hóa học điều chế NaCl bằng 6 cách:
(1) 2Na + Cl2 t0 2NaCl
(2) Na2O + 2HCl -----> 2NaCl + H2O
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thế Thảo
Dung lượng: 84,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)