TUYỂN SINH 10 VĂN 2015 (HÀ NỘI)

Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: TUYỂN SINH 10 VĂN 2015 (HÀ NỘI) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 11 tháng 06 năm 2015 tại Hà Nội
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I: (7 điểm)
Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)
Ghi tên bài thơ có những câu thơ trên. Từ những câu thơ ấy, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương.
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết và một câu cảm thán, làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán)
Phần II (3 điểm)
Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
… Vắng lặng đến đáng sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụng trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống dòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014)
Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sang tác trong hoàn cảnh nào?
Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
Từ đoạn trích trên và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
-----------------Hết----------------

BÀI GIẢI GỢI Ý
I:
Bài thơ có tên là “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự thời gian của buổi lao động từ lúc hoàng hôn cho đến lúc bình minh trên biển cả.
2. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa:
- Hình tượng hóa hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
- Thể hiện sự tưởng tượng đặc sắc của nhà thơ Huy Cận về hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
- Thể hiện xúc cảm của nhà thơ trong buổi chiều khi nhìn thấy mặt trời từ từ khuất dần dưới mặt nước biển.
- Tạo một tiền đề để làm nổi bật hình ảnh người ngư dân trong hai câu cuối của khổ thơ: Mặt trời khuất dần trên mặt biển như kết thúc một ngày lao động; trong khi đó, đây lại là thời điểm người ngư dân bắt đầu cho một buổi lao động mới: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa”, nhưng “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” và trong tâm thế “Câu hát căng buồm cùng gió khơi
3. Hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào
4. Thí sinh phải đáp ứng những yêu cầu của đề bài: viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, có sử dụng phép thế để liên kết, có một câu cảm thán với nội dung làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên. Lưu ý phải gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế. Sau đây là một gợi ý để tham khảo:

(1) Khổ thơ cuối cùng của bài thơ miêu tả hình ảnh người ngư dân và đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh: “Câu hát căng buồm với gió khơi/ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời/ Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.” (2) Sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)