Tuần 9. MRVT: Ước mơ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thảo | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. MRVT: Ước mơ thuộc Luyện từ và câu 4

Nội dung tài liệu:

Nguyễn Thảo - Trường Tiểu học Đoàn Nghiên
Tập thể lớp chúng em kính chào quý thầy cô giáo
Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu:
Kiểm tra bài cũ:


1.Dấu ngoặc kép thường được dùng để làm gì ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc
của người nào đó.
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm.
2. Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Có lần cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.”
Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA
Lời nói trực tiếp trong đoạn văn đó là:
“ Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?”
“ Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.”
3. Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
Có bạn tắc kè hoa
Xây “lầu” trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
Phạm Đình Ân
Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao
giá trị của cái tổ đó.
Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng
để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa
đặc biệt .
Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ước mơ

Bài 1: Ghi lại những từ trong bài tập đọcTrung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ.

Những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ là: mơ tưởng; mong ước.




Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ước mơ


Bài 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ :
a) Bắt đầu bằng tiếng ước.
b) Bắt đầu bằng tiếng mơ.
HĐN2

Những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:
a) Bắt đầu bằng tiếng ước:
ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong , ước vọng.
b) Bắt đầu bằng tiếng mơ:
mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng.





Bài 3: Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ
thể hiện sự đánh giá:
(Từ ngữ để chọn: đẹp đẽ, viễn vông, cao cả, lớn,
nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng).

a) Đánh giá cao :
- ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.

b) Đánh giá không cao :
- ước mơ nho nhỏ.

c) Đánh giá thấp :
- ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.

Bài 4: Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên.
a. Ước mơ được đánh giá cao:
Ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ,/ kĩ sư,/ phi công,/ bác học,/ tìm ra loại thuốc chữa các bệnh hiểm nghèo; / ước mơ chinh phục vũ trụ, /không có chiến tranh, /…
b. Ước mơ được đánh giá không cao:
Ước mơ có truyện đọc,/ có xe đạp, /có một đồ chơi,/…
c. Ước mơ bị đánh giá thấp:
Ước mơ viễn vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước.
Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá.
Ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài.
Ước mơ được xem ti vi suốt ngày….
Bài 5: Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào ?
a) Cầu được ước thấy.
(Đạt được điều mình mơ ước).
c) Ước của trái mùa.
(Muốn những điều trái với lẽ thường).
b) Ước sao được vậy.
(Đạt được điều mình mơ ước).
d) Đứng núi này trông núi nọ.
( Không bằng lòng với cái hiện có, lại mơ tưởng tới cái
khác chưa phải của mình).
Củng cố, dặn dò:
Chọn phương án đúng:
Dòng nào sau đây gồm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá cao ?
A. ước mơ đẹp đẽ, ước mơ nho nhỏ, ước mơ dại dột.
B. ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn.
C. ước mơ cao cả, ước mơ kì quặc, ước mơ đẹp đẽ.

Dặn dò:
Bài sau: Động từ.
B
Nguyễn Thảo _ TRƯỜNG TIỂU HỌC Đoàn Nghiên
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thảo
Dung lượng: 730,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)