Tuần 7-8. Luyện tập về từ nhiều nghĩa

Chia sẻ bởi Phan Minh Hung | Ngày 13/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7-8. Luyện tập về từ nhiều nghĩa thuộc Luyện từ và câu 5

Nội dung tài liệu:

trường tiểu học tiên hưng
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Thế nào là từ đồng âm?
Những từ như thế nào là từ nhiều nghĩa?
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Nghĩa khác hẳn nhau.
Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối liên hệ với nhau, có điểm giống nhau, có điểm khác nhau.
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 1:
Chín
Lúa ngoài đồng đã chín? vàng.
Tổ em có chín? học sinh.
Nghĩ cho chín? rồi hãy nói.
Cơm đã chín? rồi, cả nhà đi ăn thôi.

chín?: hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được.
chín?: suy nghĩ kĩ càng.
chín?: đã nấu rồi có thể ăn được.
chín?: số đứng sau số 8 trong dãy số tự nhiên.


Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 1:
b) Đường
- Bát chè này nhiều đường? nên rất ngọt.
Các chú công nhân đang chữa đường? dây
điện thoại.
- Ngoài đường?, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

đường? : chất kết tinh có vị ngọt làm từ mía, củ cải, thốt nốt,...
đường? : vật nối liền hai đầu.
đường? : lối đi.

Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 1:
c) Vạt
Những vạt? nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao vạt? nhọn đầu chiếc gậy tre.
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt? áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
vạt? : mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.
vạt? : đẽo xiên.
vạt? : thân áo.


Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 1:
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Muốn phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần:
Hiểu nghĩa của từ đó trong câu.
Nắm chắc khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
Thấy được sự khác nhau giữa nghĩa của từ đồng âm và nghĩa của từ nhiều nghĩa.

Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 2:
Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?

Mùa xuân? là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân?.
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hi", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm." (...) Khi người ta đã ngoài 70 xuân?, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
xuân? : mùa đầu tiên trong bốn mùa
xuân? : tươi đẹp.
xuân? : tuổi



Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
Nghĩa chuyển
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 2:
- Nghĩa gốc là gì?
- Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ.
- Nghĩa chuyển là nghĩa như thế nào?
- Nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc.
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 3:
Cao
Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.
b) Nặng
Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
c) Ngọt
Có vị như là vị của đường, mật.
(Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
(Âm thanh) nghe êm tai.
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 3:
a) Cao
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường:
Chiều chiều, đàn chim lại bay về đậu trên ngọn cây bạch đàn cao nhất xóm.
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường:
Việt Nam đã sản xuất được nhiều mặt hàng chất lượng cao.
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 3:
b) Nặng
- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
Nhìn những bông lúa nặng trĩu hạt, em nghĩ tới bao giọt mồ hôi và công sức của các cô bác nông dân.
- ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường:
Mặc dù đã được cứu chữa tận tình nhưng bệnh của ông em vẫn ngày một nặng thêm.

Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Bài tập 3:
c) Ngọt
- Có vị như là vị của đường, mật:
Em ra vườn hái biếu ông bà những trái bưởi ngọt đầu mùa.
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe:
Chị Lan đã đẹp người lại đẹp nết, chị nói năng thật ngọt ngào, dễ nghe.
- (Âm thanh) nghe êm tai:
Trong không gian yên tĩnh, một giọng hát ngọt ngào trong trẻo bay vút lên.
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
- Từ nhiều nghĩa có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau hoàn toàn về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
trường tiểu học tiên hưng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Minh Hung
Dung lượng: 1.016,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)