Tuần 31. Thêm trạng ngữ cho câu

Chia sẻ bởi Chu Thị Soa | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Thêm trạng ngữ cho câu thuộc Luyện từ và câu 4

Nội dung tài liệu:







KIỂM TRA BÀI CŨ
Những câu nào sau đây là câu cảm?
1.Chiều nay, chị đón em nhé!

2.A! mẹ đã về!

3.Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
4.Lan ơi, cho tớ về với!
Câu cảm dùng để làm gì? Trong câu cảm thường có những từ ngữ nào?
Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…) của người nói
Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời ; quá, lắm, thật…Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)
Đọc câu sau
và tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu
CN
VN
Hôm nay, em được cô giáo khen
Em được cô giáo khen
Thêm trạng ngữ cho câu
Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau.
I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
b) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
I . Nhận xét

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Phần in nghiêng giúp em hiểu điều gì?
- Phần in nghiêng nhờ tinh thần ham học hỏi giúp em hiểu nguyên nhân vì sao I-ren trở thành nhà khoa học lớn và sau này giúp em xác định được thời gian I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Em hãy đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng
Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Bao giờ I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu?
Em có nhận xét gì về vị trí của các phần in nghiêng.
+ I-ren, nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
+ Sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.
+ I-ren, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.
+ Nhờ tinh thần ham học hỏi, I-ren sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Các phần in nghiêng có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ
Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng nghĩa của câu có bị thay đổi không?
-Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng thì nghĩa của câu không thay đổi
Kết luận:
Các phần in nghiêng được gọi là gì?
Các phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Đây là thành phần phụ trong câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự vật nêu trong câu.
+Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?

+Trạng ngữ đứng vị trí nào trong câu?
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
III. Ghi nhớ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?
Em hãy đặt một câu có trạng ngữ?
Sáng nay, bố đưa em đi học.
Trong vườn, đàn bướm bay rập rờn.
Nhờ chăm chỉ, Bắc học rất tiến bộ.
Vì bị ốm nên Nga phải nghỉ học.
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
Võ Quảng
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
Xuân Quỳnh
c) Từ tờ mờ sáng, Cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng của cô cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Theo Thanh Tịnh
IV. Luyện tập
Tìm trạng ngữ trong các câu sau.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu?
a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
Võ Quảng
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
Xuân Quỳnh
c) Từ tờ mờ sáng, Cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng của cô cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Theo Thanh Tịnh
Ngày xưa: trạng ngữ chỉ thời gian.
Trong vườn: trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Từ tờ mờ sáng, mỗi năm: trạng ngữ chỉ thời gian.
Vì vậy: Trạng ngữ chỉ kết quả.
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
- Ngày xưa là trạng ngữ chỉ............

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.


c) Từ tờ mờ sáng, Cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng của cô cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

Gạch chân dưới trạng ngữ và nêu ý nghĩa từng trạng ngữ trong các câu sau.
a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
Võ Quảng
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
Xuân Quỳnh
c) Từ tờ mờ sáng, Cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng của cô cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Theo Thanh Tịnh
Ngày xưa: trạng ngữ chỉ thời gian.
Trong vườn: trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Từ tờ mờ sáng, mỗi năm: trạng ngữ chỉ thời gian.
Vì vậy: Trạng ngữ chỉ kết quả.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Thị Soa
Dung lượng: 3,44MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)