Tuần 26. Tôm Càng và Cá Con

Chia sẻ bởi Thanh Duong | Ngày 10/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôm Càng và Cá Con thuộc Tập đọc 2

Nội dung tài liệu:

Tập đọc lớp 2 tuần 26
Tôm Càng và Cá Con

Thanh Dương
Trường TH Đông Yên I
An Biên – Kiên Giang
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009

Tập đọc:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài: Bé nhìn biển.
Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009

Tập đọc:
Tôm càng và cá Con kết bạn với nhau, mỗi bạn đều có tài riêng của mình, nhưng đáng quý hơn cả là họ sẵn sàng cứu nhau khi gặp nguy hiểm. Chính vì thế, tình bạn của Tôm Càng và Cá Con lại càng trở nên thân thiết, gắn bó hơn. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được biết về hai nhân vật này
Tôm Càng và Cá Con
1.Một hôm, Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vật lạ bơi đến. Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân con vật nói:
- Chào bạn, tôi là Cá Con.
- Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông này sao?
- Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài cá ở hồ ao, có loài cá ở biển cả.
2. Thấy đuôi cá con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe:
- Đuôi tôi vừa là mái chèo vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này!
Nói rồi, Cá Con lao về phía trước, duôi ngoắt sang trái, Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
3. Cá Con sắp vọt lên thì Tôm càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới. Tôm Càng vội búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. Cú xô làm Cá Con bị va vào vách đá. Mất mồi, con cá dữ tức tối bỏ đi.
4.Tôm Càng xuýt xoa hỏi bạn có đau không. Cá Con cười:
-Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi phủ một lớp vẩy. Đó là bộ áo giáp bảo vệ nên tôi có va vào đá cũng không đau.
Cá Con biết tài búng càng của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. Cả hai từ đấy kết bạn cùng nhau.
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009

Tập đọc:
Tôm Càng và Cá Con
1.Một hôm, Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vật lạ bơi đến. Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân con vật nói:
- Chào bạn, tôi là Cá Con.
- Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông này sao?
- Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài cá ở hồ ao, có loài cá ở biển cả.
2. Thấy đuôi cá con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe:
- Đuôi tôi vừa là mái chèo vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này!
Nói rồi, Cá Con lao về phía trước, duôi ngoắt sang trái, Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
3. Cá Con sắp vọt lên thì Tôm càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới. Tôm Càng vội búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. Cú xô làm Cá Con bị va vào vách đá. Mất mồi, con cá dữ tức tối bỏ đi.
4.Tôm Càng xuýt xoa hỏi bạn có đau không. Cá Con cười:
-Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi phủ một lớp vẩy. Đó là bộ áo giáp bảo vệ nên tôi có va vào đá cũng không đau.
Cá Con biết tài búng càng của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. Cả hai từ đấy kết bạn cùng nhau.
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009

Tập đọc:
Tôm Càng và Cá Con
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009

Tập đọc:
Tôm Càng và Cá Con
Tìm hiểu bài:
Đọc đoạn 1 và 2
Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông?
Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dáng như thế nào?
Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào?
Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?
Tìm những từ ngữ cho thất tài riêng của Cá Con.
Tôm Càng có thái độ như thế nào với Cá Con?
Đọc đoạn 3 và 4
Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
Hãy kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
Theo em, Tôm Càng có gì đáng khen?
Câu chuyện ca ngợi điều gì?
Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.
Chúc các em học tập tiến bộ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Duong
Dung lượng: 315,55KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)