Tuần 23-24. MRVT: Trật tự - An ninh

Chia sẻ bởi Phạm Xuân Ba | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tuần 23-24. MRVT: Trật tự - An ninh thuộc Luyện từ và câu 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ AN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 47 – TUẦN 24
Bài 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh?
a) Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
c) Không có chiến tranh và thiên tai.
an toàn
an ninh
bình yên
An ninh: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

- Giữ gìn an ninh là trách nhiệm của những ai?
- Cơ quan nào chuyên chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh của địa phương em?
- Hãy nêu một số hành vi gây mất trật tự- an ninh?
Đặt câu ( hoặc tìm những từ ngữ)
trong đó có từ an ninh.
- Nhiều bệnh viện đã siết chặt an ninh sau vụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc.
Nước ta tăng cường công tác an ninh trước lễ khai mạc Đại Hội Đảng lần thứ 12.
Để đảm bảo an ninh lương thực, nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ cho nông nghiệp.
lực lượng an ninh; giữ vững an ninh; an ninh chính trị; an ninh lương thực; an ninh đô thị; Báo an ninh thủ đô; Chương trình Vì An ninh Tổ quốc….
Từ ngữ:
Đặt câu:
a. Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.
b. Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần:
- Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin.
- Kêu lớn để những người xung quanh biết.
- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.
c. Khi đi chơi, đi học, em cần:
- Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.
- Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền.
d. Khi ở nhà một mình em phải khoá cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.
- 113: Số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu.
- 114: số điện thoại của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy.
- 115: số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế.


Bài 4: Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.
Bài 4
Từ ngữ chỉ việc làm
Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức
Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên
Nhí sè ®iÖn tho¹i cña cha mÑ ; Nhí ®Þa chØ, sè ®iÖn tho¹i cña ng­êi th©n; Gäi 113 hoÆc 114, 115; Kªu lín ®Ó ng­êi xung quanh biÕt ; Ch¹y ®Õn nhµ ng­êi quen.; đi theo nhãm, tr¸nh chç tèi, tr¸nh n¬i v¾ng, ®Ó ý nhìn xung quanh ; kh«ng mang ®å trang søc, ®å ®¾t tiÒn; Kho¸ cöa; Kh«ng cho ng­êi l¹ biÕt em ë nhµ mét mình; kh«ng më cöa cho ng­êi l¹.
nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (công an thường trực chiến đấu), 114 (công an phòng cháy ch?a cháy), 115(đội thường trực c?p cứu y tế).
ông bµ, chó b¸c, ng­êi th©n, hµng xãm, b¹n bÌ
Tình huống 1: Em đi chợ, đang mua hàng thì bị kẻ gian giật mất ví tiền. Em cần phải làm gì?
Tình huống 2: Hàng ngày bạn Hương thường đi bộ đến trường. Hôm nay, vừa ra khỏi cổng trường thì có một chú đi xe máy đến gần và bảo chú là khách của bố mẹ Hương, chú bảo Hương lên xe để chú đưa về cho nhanh. Hương nên làm gì?
- Em cần làm gì để giữ gìn an ninh của địa phương, nhà trường nơi em đang sinh sống và học tập?
- Em hiểu an ninh là gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Xuân Ba
Dung lượng: 1,12MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)