Tuần 2. Dấu hai chấm
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuân Hương |
Ngày 10/05/2019 |
109
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Dấu hai chấm thuộc Luyện từ và câu 4
Nội dung tài liệu:
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ LỚP 4
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương
Trường Trung Tiểu học Việt Anh
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU HAI CHẤM
I.Nhận xét
Trong các câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của người.
Báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
b.Tôi xoè cả hai càng ra bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.
Báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.
Phan Thị Thanh Nhàn
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, lợn dã ăn, cơm nước đã nấu xong.
Dấu hai chấm có tác dụng gì?
II. Ghi nhớ.
1. Trong các câu sau, mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì?
Thảo luận nhóm 2 nhé các em.
a. Tôi thờ dài:
- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: “ Sao trò không chịu làm bài?”
- Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật tôi (người cha).
- Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuân Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)