Tuần 19-21

Chia sẻ bởi Lê Kim Tiến | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19-21 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Tuần: 19
Tiết: 18
NS: 12/11/2012


KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. MỤC TIÊU:
1.1) Phạm vi kiến thức:
Từ bài 1 đến bài 14/SGK
1.2) Mục tiêu:
+ Đối với HS:
Nắm vững và vận dụng tốt kiến thức cơ học để làm tốt bài thi
+ Đối với GV:
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức đã học của HS.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập.
2. HÌNH THỨC ĐỀ THI:
Đề thi thuộc dạng tự luận 100%
3. MA TRẬN ĐỀ THI:

NỘI DUNG
CẤP ĐỘ KIẾN THỨC
CỘNG


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


1. Chuyển động cơ

1. Phát biểu định nghĩa chuyển động đều và không đều

2. Vận dụng công thức: v=S/t
2(17’)
3,5đ

2. Lực cơ

3. Nêu và biểu diễn được lực là một đại lượng vectơ

1(10’)


3. Áp suất
4. Nêu được điều kiện vật chìm, nổi và lơ lửng.


1(8’)
1,5đ

4. Cơ năng

5. Xác định được lực thực hiện công
6. Vận dụng công thức: A= F.s
1(25’)


Số câu hỏi
2(15’)
C1.1; C4.3
1,5( 15’)
C3.2; C5.5a
1,5(30’)
C2.4; C6.5b
5(60’)

Số điểm
2,5đ
3đ
4,5đ
 10đ


4. NỘI DUNG ĐỀ THI:

Câu 1:(1đ) Hãy nêu định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều ?
Câu 2:(2đ) Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ ? Vẽ hình minh họa ?
Câu 3:(1,5đ) Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì khi nào vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng ?
Câu 4:(2,5đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường
Câu 5: (3đ) Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Hãy cho biết:
a) Lực thực hiện công cơ học ?
b) Công thực hiện trong trường hợp này ?
5. ĐÁP ÁN BÀI THI:

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

1
(1đ)
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
0,5đ

0,5đ

2
(2đ)
* Vì lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
* Hình minh họa: tùy học sinh

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

3
(1,5đ)
Nếu thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:
- Vật chìm xuống khi lực đẩy Acsimet FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA< P
- Vật nổi lên khi lực đẩy Acsimet FA lớn hơn trọng lượng P: FA> P
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi lực đẩy Acsimet FA bằng trọng lượng P: FA= P


0,5đ

0,5đ

0,5đ

4
(2,5đ)
 Tóm tắt:
S1=3km=3000m
v1=2m/s
S2=1,95km=1950m
t2=0,5h=1800s
vtb=?
Thời gian đi hết quãng đường đầu:
v1=S1/t1 (t1=S1/v1=3000/2=1500s
Vận tốc trung bình của người đi bộ:
vtb=S1+S2/t1+t2=(3000+1950)/(1500+1800) = 1,5m/s
0,5đ






0,5đ

1,5đ

5
(3đ)
 Tóm tắt:
m=2500kg
h=s=12m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Kim Tiến
Dung lượng: 33,84KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)