Tuần 15. Nhà rông ở Tây Nguyên
Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Yến Nhi |
Ngày 04/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Nhà rông ở Tây Nguyên thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN
NHÓM 2
Họ tên Mssv
Nguyễn Trường Hải 007115029
Đỗ Thị Ngọc Mững 007115069
Huỳnh Thị Cẩm Phụng 007115091
Nguyễn Trần Thạch Sang 007115103
Nguyễn Thị Kim Thoa 007115121
Võ Minh Thư 007115127
Phan Thị Diễm Thúy 007115129
Ngô Thị Thanh Thúy 007115130
GVHD: VÕ THỊ HỒNG THU
Mã số lớp
0210309
0210309
0210309
0210307
0210309
0210309
0210309
0210309
VÀI NÉT VĂN HÓA
NHÀ RÔNG, NHÀ MỒ
TÂY NGUYÊN
Nhà Rông – biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên
Nói đến Tây Nguyên, hầu như bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến nhà rông.
Hùng vĩ mà duyên dáng, uyển chuyển và thâm trầm, nhẹ nhàng mà uyên bác, vững chắc như lưỡi rìu dựng ngược sắc lịm và vạm vỡ, bay bổng tựa cánh buồm lớn lướt đi trên nền xanh thẳm rập rờn của rừng..., có thể không bao giờ hết được ngạc nhiên trước kiến trúc tuyệt diệu này của những tộc người ta vẫn thường ngỡ rất mộc mạc, giản đơn.
Nhà mồ - nét văn hóa cổ truyền Tây Nguyên
Nói đến văn hoá cổ truyền Tây Nguyên, chúng ta không thể bỏ qua một mảng cực kỳ quan trọng và đặc sắc: nhà mồ và tượng mồ. Ở Tây Nguyên, có thể xưa kia truyền thống nhà mồ - tượng mồ phân bố rộng hơn, nhưng từ mấy chục năm gần đây thì chỉ còn thấy tập trung chủ yếu ở tộc: Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Mnông và Xơ-đăng.
Lời nói đầu
NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN
A. NHÀ RÔNG
1. MỘT SỐ LOẠI HÌNH NHÀ RÔNG
Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái).
Nhà Rông trống tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao có mái to cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Đặc điểm có mái cong lên hình lưỡi rìu
Thảng hoặc có làng làm 2 nhà rông, ngoài nhà rông chính là nhà rông đực, còn nhà rông nhỏ gọi là nhà rông cái cho phụ nữ sinh hoạt.
1. MỘT SỐ LOẠI HÌNH NHÀ RÔNG
Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana nhỏ hơn có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn. Có mái cong xuống hình yên ngựa.
Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa những thú vật được cách điệu những vật những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng
2. ĐẶC ĐIỂM
Đặc điểm: Mỗi buôn, làng dựng một ngôi nhà sàn lớn được trang trí đẹp ở giữa buôn, làng gọi là nhà rông.
Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô, … và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.
Trước sân là cây nêu, nơi hành lễ đâm trâu. Chính tại đây mà các nghi lễ giữa con người và vũ trụ được tiến hành. Cây nêu cao vút cùng với mái nhà rông kiêu dũng như một lưỡi rìu lộn ngược tạc vào trời xanh như một khát vọng Tây Nguyên cao cả, như một chứng tích của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc cây giang.
Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những chén rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh.
Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu, cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh, hình thoi, chim, người... Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.
2. ĐẶC ĐIỂM
HÌNH ẢNH NHÀ RÔNG
HÌNH NHÀ RÔNG
Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước.
Đây cũng là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống ...
Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, đầu các con vật hiện sinh trong các ngày lễ.
Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau.
3. Vai trò của nhà rông trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên
Đối với người Tây Nguyên , mái nhà rông kia còn như sự khẳng định, sự kiêu hãnh của khí phách con người.
Giữ được nhà Rông giữ được "trái tim" của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những "huyền thoại mới" đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.
Nhà rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng già, trẻ, trai, gái...
Nhà rông có nhiều chức năng giống như đình, như trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách… Đây chính là linh hồn của làng
3. Vai trò của nhà rông trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên
NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN
Tục làm nhà mồ của người Tây Nguyên cũng mang ý nghĩa như lễ bốc mộ của người Kinh vậy, song nó đã trở thành nét văn hóa riêng có của cộng đồng những tộc người thiểu số nơi miền đất cao nguyên này.
Đối với họ, nhà mồ như một biểu hiện cho tấm lòng của người cõi nhân gian, mong muốn tạo dựng cho người đã khuất một cuộc sống mới tốt đẹp ở thế giới khác.
Quan niệm này cũng là theo triết lý phương Đông, sự sống là bất tử, còn đời người là vòng luân hồi. Khi cuộc sống trần gian kết thúc cũng có nghĩa nó được bắt đầu ở thế giới bên kia.
NGUỒN GỐC
Nhà mồ là cách ứng xử của cộng đồng người sống Tây Nguyên đối với người chết bao gồm nghi lễ ma chay. Họ tin rằng linh hồn người chết không thể từ thế giới bên kia trở về thế giới bên này để họp mặt cùng con cháu đang sống, cùng con cháu chia sẻ bữa cơm gia đình dưới một mái nhà.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên phân chia khu vực cư trú của mình thành 2 phần: Làng chính cống, tức khu vực của người sống còn làng phụ là khu vực cư trú của người chết. Khu vực cư trú của người chết bao giờ cũng áp sát khu vực của người sống về phía Tây. Trục Đông Tây là con đường nối liền người sống với thế giới của thần linh, là mặt phẳng của trần gian, là ranh giới giữa cái sống – chết, ánh sáng và bóng tối.
Mấy chục năm trở lại đây nhà mồ và tượng mồ Tây Nguyên chỉ còn tập trung chủ yếu ở ba tộc: Bana, Êđê, Gia rai, Mnông và Xơ đăng
NGUỒN GỐC
Lễ bỏ mả thường rộ vào tháng 2, 3
Giai đoạn chưa bỏ mả, có thể là một năm hoặc nhiều hơn thế, tuỳ tập quán của từng tộc người. Trong giai đoạn chưa bỏ mả người sống phải thường xuyên chăm sóc người mới khuất, cung cấp thức ăn hàng ngày cho người chết ngay ở mả và cộng cảm với người chết qua cúng bái.
Quan trọng nhất là phải dựng một ngôi nhà che nấm mồ với những biểu hiện ngoại hình gắn với quan niệm về thế giới của tộc người, trong đó chứa đựng con đường dẫn linh hồn người chết qua thế giới bên kia.
Trong áo quan được mái nhà mồ che chở, người chết nằm dài trên trục Đông Tây, đầu về phía mặt trời mọc, chân về phía mặt trời lặn, nghĩa là mặt hướng về phía tây, phía âm u. Không gian linh thiêng quanh nhà mồ được một hàng rào tượng gỗ bao quanh, đây là hạn định khu vực linh thiêng cho từng ngôi mộ được bố trí thành một hình chữ nhật theo hướng Đông Tây và lối ra bao giờ cũng ở mặt Đông của hình chữ nhật.
2. ĐẶC ĐIỂM
Trong nghĩa địa của làng, mỗi người chết thường được chôn một mộ riêng, ít trường hợp chôn 2 đến 3 người nhưng tộc Gia rai lại có tục chôn kế tiếp từ 3 đến 4 người trong một quan tài, nhiều quan tài chôn vào một mộ bởi vậy có những mộ 30- 40 người. Theo quan niệm của họ, kể từ khi tử thi được chôn cất, ma trú ngụ ngay tại nhà mồ trong nghĩa địa.
Lễ bỏ mả chính là để tiễn biệt ma sang thế giới bên kia- thế giới của ma. Sau khi làm lễ bỏ mả, người vợ hoặc người chồng goá sẽ hết giai đoạn tang chế đồng thời cũng chấm dứt quan hệ vợ chồng với người đã chết. Thời gian này thường sau mai táng 3 năm hoặc lâu hơn. Ỏ các làng Gia Rai nhiều trường hợp kéo dài tới 10 năm.
2. ĐẶC ĐIỂM
Trung tâm của lễ bỏ mả là ngôi nhà mồ mới bao quanh và trùm lên mộ. Nó được nghệ nhân trong làng làm và trang trí công phu, giành nhiều thời gian công sức và tài nghệ để tạo dựng ngôi nhà mới thật đẹp cho người chết.
Nhà mồ với những tượng mồ được dựng lên ngay trước lễ bỏ mả và chỉ để phục vụ mấy ngày lễ bỏ mả còn sau đó người ta bỏ cho mưa nắng dãi dầu và nó sẽ bị huỷ hoại dần theo năm tháng, ngay cả ngôi mộ cũng không được thăm nom như trước kia.
Mái nhà của nhà mồ có cơ cấu phát triển theo chiều cao, trong đa số các trường hợp làm bằng tre đan. Tuỳ theo mỗi dân tộc trang trí theo hình thù riêng. Mái nhà của người Ba Na mang hoa văn hình học với hai mặt phẳng chính còn của người Gia Rai mang hoa văn hiện thực với các loại cây, động vật.
2. ĐẶC ĐIỂM
Mỗi một loại hoa văn với cách sắp xếp khác nhau là một gợi ý về vũ trụ luận. Có thể đó là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các thiên thể. Người Ba Na gọi cột là Klao mà họ quan niệm là đường dẫn linh hồn người chết lên trời, họ còn gọi các vật trang trí bên ngoài là mặt Nar (mặt trời), mặt Khei (mặt trăng).
2. ĐẶC ĐIỂM
TƯỢNG NHÀ MỒ
3. Ý nghĩa nhà mồ Tây Nguyên
Nhà mồ Tây Nguyên là một phần vô cùng quan trọng và rất đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Nó vừa là văn hoá vật thể, vừa là văn hoá phi vật thể, vừa có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, lại vừa có ý nghĩa về dân tộc, tôn giáo.
Một trong những ý nghĩa chủ đạo của lớp tượng nhà mồ đó chính là tín ngưỡng phồn thực, giống như bất cứ cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam Á nào, người Gia-rai luôn cầu mong được mùa.
Tượng nam nữ giao hợp được người Gia-rai thể hiện một cách đặc tả, bỏ đi tính ước lệ cách điệu, chiếm một số lượng khá lớn trong nhà mồ là biểu hiện đậm nét nhất của tín ngưỡng này.
Những bức tượng mồ chứa đựng các thông số về tập quán, những sinh hoạt trong đời sống, nhất là trong buổi lễ bỏ mả được khắc hoạ thật sinh động. Tượng mồ là một nét văn hoá độc đáo của người Gia-rai và một số dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Tượng mồ còn có một giá trị khác là phản ảnh cuộc sống đời thường của dân tộc. Đời thường có sự thay đổi nào, thì những nét mới được thể hiện kịp thời trong các hình tượng nghệ thuật khắc gỗ này. Vì vậy tượng mồ là những tư liệu vật thể chân thực để nghiên cứu lịch sử tộc người.
Giá trị văn hoá và giá trị lịch sử làm cho tượng mồ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các ngành xã hội và nhân văn.
Nó là di sản văn hoá quý báu không chỉ riêng của Việt Nam, của Đông Nam Á mà còn là của nhân loại. Nó hứa hẹn nhiều khám phá mới về lịch sử tộc người và văn hoá tộc người trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa nhà mồ Tây Nguyên
NHÀ MỒ VÀ TƯỢNG NHÀ MỒ
THANK YOU FOR LISTENNING !!!
NHÓM 2
Họ tên Mssv
Nguyễn Trường Hải 007115029
Đỗ Thị Ngọc Mững 007115069
Huỳnh Thị Cẩm Phụng 007115091
Nguyễn Trần Thạch Sang 007115103
Nguyễn Thị Kim Thoa 007115121
Võ Minh Thư 007115127
Phan Thị Diễm Thúy 007115129
Ngô Thị Thanh Thúy 007115130
GVHD: VÕ THỊ HỒNG THU
Mã số lớp
0210309
0210309
0210309
0210307
0210309
0210309
0210309
0210309
VÀI NÉT VĂN HÓA
NHÀ RÔNG, NHÀ MỒ
TÂY NGUYÊN
Nhà Rông – biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên
Nói đến Tây Nguyên, hầu như bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến nhà rông.
Hùng vĩ mà duyên dáng, uyển chuyển và thâm trầm, nhẹ nhàng mà uyên bác, vững chắc như lưỡi rìu dựng ngược sắc lịm và vạm vỡ, bay bổng tựa cánh buồm lớn lướt đi trên nền xanh thẳm rập rờn của rừng..., có thể không bao giờ hết được ngạc nhiên trước kiến trúc tuyệt diệu này của những tộc người ta vẫn thường ngỡ rất mộc mạc, giản đơn.
Nhà mồ - nét văn hóa cổ truyền Tây Nguyên
Nói đến văn hoá cổ truyền Tây Nguyên, chúng ta không thể bỏ qua một mảng cực kỳ quan trọng và đặc sắc: nhà mồ và tượng mồ. Ở Tây Nguyên, có thể xưa kia truyền thống nhà mồ - tượng mồ phân bố rộng hơn, nhưng từ mấy chục năm gần đây thì chỉ còn thấy tập trung chủ yếu ở tộc: Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Mnông và Xơ-đăng.
Lời nói đầu
NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN
A. NHÀ RÔNG
1. MỘT SỐ LOẠI HÌNH NHÀ RÔNG
Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái).
Nhà Rông trống tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao có mái to cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Đặc điểm có mái cong lên hình lưỡi rìu
Thảng hoặc có làng làm 2 nhà rông, ngoài nhà rông chính là nhà rông đực, còn nhà rông nhỏ gọi là nhà rông cái cho phụ nữ sinh hoạt.
1. MỘT SỐ LOẠI HÌNH NHÀ RÔNG
Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana nhỏ hơn có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn. Có mái cong xuống hình yên ngựa.
Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa những thú vật được cách điệu những vật những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng
2. ĐẶC ĐIỂM
Đặc điểm: Mỗi buôn, làng dựng một ngôi nhà sàn lớn được trang trí đẹp ở giữa buôn, làng gọi là nhà rông.
Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô, … và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.
Trước sân là cây nêu, nơi hành lễ đâm trâu. Chính tại đây mà các nghi lễ giữa con người và vũ trụ được tiến hành. Cây nêu cao vút cùng với mái nhà rông kiêu dũng như một lưỡi rìu lộn ngược tạc vào trời xanh như một khát vọng Tây Nguyên cao cả, như một chứng tích của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc cây giang.
Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những chén rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh.
Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu, cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh, hình thoi, chim, người... Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.
2. ĐẶC ĐIỂM
HÌNH ẢNH NHÀ RÔNG
HÌNH NHÀ RÔNG
Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước.
Đây cũng là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống ...
Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, đầu các con vật hiện sinh trong các ngày lễ.
Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau.
3. Vai trò của nhà rông trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên
Đối với người Tây Nguyên , mái nhà rông kia còn như sự khẳng định, sự kiêu hãnh của khí phách con người.
Giữ được nhà Rông giữ được "trái tim" của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những "huyền thoại mới" đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.
Nhà rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng già, trẻ, trai, gái...
Nhà rông có nhiều chức năng giống như đình, như trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách… Đây chính là linh hồn của làng
3. Vai trò của nhà rông trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên
NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN
Tục làm nhà mồ của người Tây Nguyên cũng mang ý nghĩa như lễ bốc mộ của người Kinh vậy, song nó đã trở thành nét văn hóa riêng có của cộng đồng những tộc người thiểu số nơi miền đất cao nguyên này.
Đối với họ, nhà mồ như một biểu hiện cho tấm lòng của người cõi nhân gian, mong muốn tạo dựng cho người đã khuất một cuộc sống mới tốt đẹp ở thế giới khác.
Quan niệm này cũng là theo triết lý phương Đông, sự sống là bất tử, còn đời người là vòng luân hồi. Khi cuộc sống trần gian kết thúc cũng có nghĩa nó được bắt đầu ở thế giới bên kia.
NGUỒN GỐC
Nhà mồ là cách ứng xử của cộng đồng người sống Tây Nguyên đối với người chết bao gồm nghi lễ ma chay. Họ tin rằng linh hồn người chết không thể từ thế giới bên kia trở về thế giới bên này để họp mặt cùng con cháu đang sống, cùng con cháu chia sẻ bữa cơm gia đình dưới một mái nhà.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên phân chia khu vực cư trú của mình thành 2 phần: Làng chính cống, tức khu vực của người sống còn làng phụ là khu vực cư trú của người chết. Khu vực cư trú của người chết bao giờ cũng áp sát khu vực của người sống về phía Tây. Trục Đông Tây là con đường nối liền người sống với thế giới của thần linh, là mặt phẳng của trần gian, là ranh giới giữa cái sống – chết, ánh sáng và bóng tối.
Mấy chục năm trở lại đây nhà mồ và tượng mồ Tây Nguyên chỉ còn tập trung chủ yếu ở ba tộc: Bana, Êđê, Gia rai, Mnông và Xơ đăng
NGUỒN GỐC
Lễ bỏ mả thường rộ vào tháng 2, 3
Giai đoạn chưa bỏ mả, có thể là một năm hoặc nhiều hơn thế, tuỳ tập quán của từng tộc người. Trong giai đoạn chưa bỏ mả người sống phải thường xuyên chăm sóc người mới khuất, cung cấp thức ăn hàng ngày cho người chết ngay ở mả và cộng cảm với người chết qua cúng bái.
Quan trọng nhất là phải dựng một ngôi nhà che nấm mồ với những biểu hiện ngoại hình gắn với quan niệm về thế giới của tộc người, trong đó chứa đựng con đường dẫn linh hồn người chết qua thế giới bên kia.
Trong áo quan được mái nhà mồ che chở, người chết nằm dài trên trục Đông Tây, đầu về phía mặt trời mọc, chân về phía mặt trời lặn, nghĩa là mặt hướng về phía tây, phía âm u. Không gian linh thiêng quanh nhà mồ được một hàng rào tượng gỗ bao quanh, đây là hạn định khu vực linh thiêng cho từng ngôi mộ được bố trí thành một hình chữ nhật theo hướng Đông Tây và lối ra bao giờ cũng ở mặt Đông của hình chữ nhật.
2. ĐẶC ĐIỂM
Trong nghĩa địa của làng, mỗi người chết thường được chôn một mộ riêng, ít trường hợp chôn 2 đến 3 người nhưng tộc Gia rai lại có tục chôn kế tiếp từ 3 đến 4 người trong một quan tài, nhiều quan tài chôn vào một mộ bởi vậy có những mộ 30- 40 người. Theo quan niệm của họ, kể từ khi tử thi được chôn cất, ma trú ngụ ngay tại nhà mồ trong nghĩa địa.
Lễ bỏ mả chính là để tiễn biệt ma sang thế giới bên kia- thế giới của ma. Sau khi làm lễ bỏ mả, người vợ hoặc người chồng goá sẽ hết giai đoạn tang chế đồng thời cũng chấm dứt quan hệ vợ chồng với người đã chết. Thời gian này thường sau mai táng 3 năm hoặc lâu hơn. Ỏ các làng Gia Rai nhiều trường hợp kéo dài tới 10 năm.
2. ĐẶC ĐIỂM
Trung tâm của lễ bỏ mả là ngôi nhà mồ mới bao quanh và trùm lên mộ. Nó được nghệ nhân trong làng làm và trang trí công phu, giành nhiều thời gian công sức và tài nghệ để tạo dựng ngôi nhà mới thật đẹp cho người chết.
Nhà mồ với những tượng mồ được dựng lên ngay trước lễ bỏ mả và chỉ để phục vụ mấy ngày lễ bỏ mả còn sau đó người ta bỏ cho mưa nắng dãi dầu và nó sẽ bị huỷ hoại dần theo năm tháng, ngay cả ngôi mộ cũng không được thăm nom như trước kia.
Mái nhà của nhà mồ có cơ cấu phát triển theo chiều cao, trong đa số các trường hợp làm bằng tre đan. Tuỳ theo mỗi dân tộc trang trí theo hình thù riêng. Mái nhà của người Ba Na mang hoa văn hình học với hai mặt phẳng chính còn của người Gia Rai mang hoa văn hiện thực với các loại cây, động vật.
2. ĐẶC ĐIỂM
Mỗi một loại hoa văn với cách sắp xếp khác nhau là một gợi ý về vũ trụ luận. Có thể đó là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các thiên thể. Người Ba Na gọi cột là Klao mà họ quan niệm là đường dẫn linh hồn người chết lên trời, họ còn gọi các vật trang trí bên ngoài là mặt Nar (mặt trời), mặt Khei (mặt trăng).
2. ĐẶC ĐIỂM
TƯỢNG NHÀ MỒ
3. Ý nghĩa nhà mồ Tây Nguyên
Nhà mồ Tây Nguyên là một phần vô cùng quan trọng và rất đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Nó vừa là văn hoá vật thể, vừa là văn hoá phi vật thể, vừa có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, lại vừa có ý nghĩa về dân tộc, tôn giáo.
Một trong những ý nghĩa chủ đạo của lớp tượng nhà mồ đó chính là tín ngưỡng phồn thực, giống như bất cứ cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam Á nào, người Gia-rai luôn cầu mong được mùa.
Tượng nam nữ giao hợp được người Gia-rai thể hiện một cách đặc tả, bỏ đi tính ước lệ cách điệu, chiếm một số lượng khá lớn trong nhà mồ là biểu hiện đậm nét nhất của tín ngưỡng này.
Những bức tượng mồ chứa đựng các thông số về tập quán, những sinh hoạt trong đời sống, nhất là trong buổi lễ bỏ mả được khắc hoạ thật sinh động. Tượng mồ là một nét văn hoá độc đáo của người Gia-rai và một số dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Tượng mồ còn có một giá trị khác là phản ảnh cuộc sống đời thường của dân tộc. Đời thường có sự thay đổi nào, thì những nét mới được thể hiện kịp thời trong các hình tượng nghệ thuật khắc gỗ này. Vì vậy tượng mồ là những tư liệu vật thể chân thực để nghiên cứu lịch sử tộc người.
Giá trị văn hoá và giá trị lịch sử làm cho tượng mồ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các ngành xã hội và nhân văn.
Nó là di sản văn hoá quý báu không chỉ riêng của Việt Nam, của Đông Nam Á mà còn là của nhân loại. Nó hứa hẹn nhiều khám phá mới về lịch sử tộc người và văn hoá tộc người trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa nhà mồ Tây Nguyên
NHÀ MỒ VÀ TƯỢNG NHÀ MỒ
THANK YOU FOR LISTENNING !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ngọc Yến Nhi
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)