Tuần 15. Nhà rông ở Tây Nguyên

Chia sẻ bởi Lê Duy Thủy | Ngày 10/05/2019 | 135

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Nhà rông ở Tây Nguyên thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

NHI?T LI?T CH�O M?NG QU� TH?Y, CƠ
về dự giờ môn
Tập đọc lớp 3
Kiểm tra bài cũ
Đọc bài tập đọc: Hũ bạc của người cha.
Câu văn nào trong bài nói lên ý nghĩa của truyện ?
?
Bức ảnh chụp gì?
1. Luyện đọc:
1. Luyện đọc:
* Đọc nối tiếp câu.
* Luyện đọc từ khó.
Nhà rông ở Tây Nguyên
SGK/127
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2018
Tập đọc
Theo Nguyễn Văn Huy
1. Luyện đọc.
?
Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- Đoạn 1: Từ đầu …….không vướng mái.
- Đoạn 2: Từ Gian đầu nhà rông……. khi cúng tế.
- Đoạn 3: Từ Gian giữa …….nơi tiếp khách của làng
- Đoạn 4: Từ gian thứ ba……..bảo vệ buôn làng.

1. Luyện đọc:
* Đọc nối tiếp đoạn.
Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.

- Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
Rông chiêng: một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.
cuốc
cào cỏ
hái
liềm
Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, bừa, liềm, hái,.)
bừa
cày
1. Luyện đọc:
* Luyện đọc nhóm đôi (3phút).
* Luyện đọc đồng thanh.
Nhà rông ở Tây Nguyên
SGK/127
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2018
Tập đọc
Theo Nguyễn Văn Huy
2. Tìm hiểu bài.
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ nào?
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu.
?

Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
2. Tìm hiểu bài.
Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi tụ họp, nhảy múa. Phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn, khi múa rông chiêng ngọn giáo không vướng mái.
?

Nhà rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao khoảng 15 - 16m. Nhà rông của người Tây Nguyên chỉ sử dụng các loại gỗ tốt, không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc. Cầu thang lên nhà rông, thường đẽo 7 đến 9 bậc.
2. Tìm hiểu bài.
Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách có treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá, treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng để cúng tế.
?

Em hiểu già làng là người thế nào?
Già làng là người cao tuổi, có uy tín được dân làng cử ra điều khiển công việc chung của làng.
2. Tìm hiểu bài.
?

Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
Gian giữa là trung tâm của nhà rông vì gian giữa là nơi có bếp lửa; nơi các già làng tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.
Gian giữa là trung tâm của nhà rông.
2. Tìm hiểu bài.
?
Từ gian thứ 3 của nhà rông dùng để làm gì?
Từ gian thứ ba là nơi ngủ của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng.

2. Tìm hiểu bài.
Bài tập đọc tả những gì?
Ý chính: Đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông.
?

Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
Theo Nguyễn văn Huy

3. Luyện đọc lại
Củng cố
Sau khi học xong bài tập đọc, em có cảm nghĩ gì về vùng đất Tây Nguyên của Tổ quốc?
Đối với các dân tộc anh em trên khắp đất nước ta, các em cần có thái độ như thế nào?
?
?
Về nhà các em đọc lại bài và chuẩn bị trước cho thầy bài:
Dặn dò
Đôi bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Duy Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)