Tuần 15. Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Chia sẻ bởi Nguyễn Huy Nam | Ngày 14/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi thuộc Luyện từ và câu 4

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Nguyễn Huy Nam
Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Email: [email protected]
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi.
* Bài cũ:
Kể các trò chơi hoặc đồ chơi có ích ?
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
1/ Khám phá:
Nhận xét câu hỏi sau:

+ Thưa chị, chị làm ơn cho em hỏi đường nhà văn hóa ?
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
2/ Kết nối:
I. Nhận xét
1/Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con?
– Mẹ ơi, con tuổi gì?
– Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi…
Xuân Quỳnh
- Tìm câu hỏi ?
Tìm từ thể hiện thái độ lễ phép?
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
3/ Thực hành:
2/ Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp:
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em

b) Với bạn em
– Thưa cô, cô có thích đi du lịch không ạ?

– Thầy ơi, thầy thích môn thể thao nào nhất ạ?
– Lan ơi, bạn có thích xem phim hoạt hình không?
– Bạn làm ơn cho tớ mượn cây viết chì được không ?
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Nhận xét:
1/
2/
3/ Câu hỏi thảo luận:
* Theo em, để giữ phép lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?
* Kết luận:
- Để giữ phép lịch sự, cần tránh câu hỏi tò mò, làm phiền lòng phật ý người khác.
- Ví dụ:
+ Thưa cô, sao cô cứ mang mãi chiếc cặp này thế ạ ?
+ Tại sao bạn cứ mặc mãi chiếc áo này thế ?
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Nhận xét:
II. Ghi Nhớ:
Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:

1.Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.

2.Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Nhận xét:
II. Ghi Nhớ:
Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:

1.Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.

2.Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
4/ Vận dụng:
III. Luyện tập
a/ Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn… Thầy hỏi:
– Con tên là gì?
Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.
– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ?
– Con đã muối đi học chưa hay còn thích chơi?
– Thưa thầy con muốn đi học ạ?
Theo ĐỨC HOÀI
III. Luyện tập
1/ Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?
- Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò. Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i ân cần trìu mến chứng tỏ thầy thương học trò.
- Lu- i trả lời rất lễ phép chứng tỏ cậu là học sinh ngoan kính trọng thầy giáo.
Em học tập Lu-i điều gì ?
Lu – i Pa – xtơ
( 1822 – 1895 )
b/ Một lần I-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:
– Thằng nhóc tên gì?
– I-u-ra.
– Mày là đội viên hả?
– Phải.
– Sao mày không đeo khăn quàng?
– Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
Theo VĂN 4 (1984)
III. Luyện tập
1/ Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?
III. Luyện tập
1/ Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?
b/ Quan hệ giữa hai nhân vật là thù địch: tên sĩ quan phát xít và cậu bé yêu nước bị bắt. Tên sĩ quan hách dịch xấc xượt. Cậu bé trả lời trống không vì cậu bé ghét tên sĩ quan xâm lược.
2/ So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
– Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi.
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:
– Chắc là cụ bị ốm ?
– Hay cụ đánh mất cái gì ?
– Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Theo XU-KHÔM-LIN-XKI
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
– Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi.
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:
– Chắc là cụ bị ốm ?
– Hay cụ đánh mất cái gì ?
– Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Theo XU-KHÔM-LIN-XKI
- Tìm các câu hỏi trong đoạn trên ?
- Câu hỏi cụ già hợp lí hơn vì thể hiện thái độ lễ phép tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già.
- Các câu các bạn hỏi nhau nếu hỏi cụ già là bất lịch sự và tò mò.
- Các câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau có hợp lí hơn câu các bạn hỏi cụ già không vì sao?
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu tiết 15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
* Ghi Nhớ:
Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:

1.Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.

2.Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
Tiết học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huy Nam
Dung lượng: 1,17MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)