Tuần 15

Chia sẻ bởi Trương Thanh Bình | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 15
Tiết: 57 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
A. Mục tiêu bài học :(Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )
1. Kiến thức : - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của Phan Bội Châu trong nhà tù.
2. Kĩ năng : - Cảm nhận thơ Đừơng luật .
3. Thái độ : - Có tình yêu quê hương đất nước, kính yêu những chiến sĩ cách mạng.
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Giáo án, thơ Phan Bội Châu
2. Học sinh :- Bài cũ, bài mới.
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định.
2. Bài cũ :
Tại sao nói sự bùng nổ gia tăng dân số là vấn đề hết sức lo ngại . Biện pháp hạn chế?
3. Giới thiệu bài mới :
Phan Bội Châu là 1 chiến sĩ cách mạng, ông còn là 1 nhà văn nhà thơ yêu nước. Trong suốt 30 năm hoạt động cách mạng, ông gặp những thất bại nhưng không tuyệt vọng, ông luôn lạc quan và tự tin. Ý chí ấy được thể hiện qua bài thơ.
cho hs đọc tác giả, tác phẩm sgk/146.Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của PBC.
HS: Thực hiện
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Làm từ trong ngục QĐ khi ông bị thực dân Pháp bắt
GV hướng dẫn hs đọc giọng hào hùng to vang nhịp 4/3, 2,3/4; câu cuối cùng thách thức ung dung nhẹ nhàng.
GV đọc hs đọc và nhận xét giọng đọc của học sinh.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
cho học sinh nhắc lại ngắn gọn về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã học ở lớp 7?
Đề; thực; luận; kết

- GV hướng dẫn hs phân tích 2 câu thơ đầu:
Giải thích từ “hào kiệt”, “phong lưu”. Qua các từ “hào kiệt”, “phong lưu” cho ta hình dung về 1 con người như thế nào?
Có tài có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung đàng hoàn sang trọng
Điệp từ vẫn đem lại ý nghĩa gì cho câu thơ?
Cách sống đàng hoàng không bao giờ thay đổi trong bất kì hoàn cảnh nào
Quan niệm “ chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện ý chí tinh thần như thế nào của PBC?
Là nơi nghỉ chân, nơi để rèn luyện rèn ý chí
Nhận xét giọng điệu của hai câu thơ này?
Vừa cứng cỏi vừ mềm mại - diễn tả 1 nội tâm cân bằng bình thản không hề căng thẳng hoặc u uất cho dù cảnh ngộ tù ngục là rất bình thường
Hai câu đề nêu được đặc điểm nào trong tính cách con người?
Bình tỉnh tự chủ ngay cả trong nguy nan
- GV cho hs đọc 2 câu thực- hướng dẫn phân tích
Các cụm từ “ khách không nhà” “trong 4 biển” có nghĩa như thế nào?
Khách không nhà là người tự do đi đây đi đó; quả đúng như vậy từ 1905 đến 1914 trải 10 năm bôn ba khắp 4 phương trời Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, PBC sống cuộc đời gian lao tranh đấu đầy nguy hiểm trong thế gian rộng lớn
Ở trong nhà ngục mà nhận mình là khách điều đó cho ta thấy nét đẹp nào trong tính cách của tác giả?
Ung dung lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo
Người có tội trong câu thơ có nghĩa là gì?
Vì hoặt động CM PBC bị trục xuất khỏi Nhật sống không hợp pháp ở Trung Quốc , bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt cho nên dường như đi đến đâu ông cũng bị xua đuổi như 1 tội phạm. Vậy người có tội ở đây là cách nói mỉa mai của tác giả về hành động khủng bố người yêu nước của thực dân Pháp
Điều đó cho ta hiểu thêm về tính cách gì của PBC?
Không khuất phục tin mình là người yêu nước chân chính
Nhận xét về phép đối và tác dụng của nó trong cặp câu này?
Câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh, làm nổi bật khí phách hiên ngang của người CM trong cảnh tù ngục, tạo nhạc điệu nhịp nhàng cho lời thơ
Từ đó vẻ đẹp nào của người yêu nước được bọc lộ?
Lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu
- GV cho hs đọc 2 câu luận.
Nghĩa của câu “ bồ kinh tế”? Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế?
Con người này vẫn ôm ấp hoài bảo trị nước cứu đời
Em hiểu ý nghĩa câu thơ “ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” như thế nào?
Tiếng cười của người yêu nước trong cảnh tù ngục có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thanh Bình
Dung lượng: 114,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)