Tuần 14. Nhớ Việt Bắc

Chia sẻ bởi Lơmu Ha Na | Ngày 04/05/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhớ Việt Bắc thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

NHỚ VIỆT BẮC
TỐ HỮU

BÙI KIM HỒNG-NHÓM 1-THỨ 6-TIẾT 2,3
NHỚ VIỆT BẮC
(TRÍCH)
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Tố Hữu
Giải thích từ:
Việt bắc: chiến khu của ta trong thời kì đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
Đèo: chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
Giang: cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.
Phách: một loại cây thân gỗ, lá ngả vàng vào mùa hè.
Ân tình: có ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau.
Thủy chung: trước sau không thay đổi.
Xuất xứ
Đoạn thơ được trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Chia đoạn:
Bài thơ chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: “ta về...thủy chung” : bức tranh phong cảnh tứ bình của Việt Bắc.
Đoạn 2: còn lại: tình cảm giữa bộ đội và núi rừng, con người Việt Bắc.
Phân tích
Đoạn 1: bức tranh tứ bình.
-Tranh tứ bình là loại tranh cổ thường treo trong nhà để nói về quy luật tự nhiên: xuân, hạ, thu, đông; tùng, trúc, cúc, mai; ngư, tiều, canh, mục; long, lân, quy, phụng...
-Đoạn thơ của Tố Hữu cũng gợi ra bức trnh tứ bình về các mùa trong năm và con người Việt Bắc.
2 câu thơ đầu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người






Hoa là hình ảnh đẹp nhất tuy nhiên vẻ đẹp ấy không thể tách rời những con người đã cưu mang, đùm bọc, chở che cho cách mạng.
Ta về, ta nhớ
Hoa
Người
2 câu thơ: Việt Bắc mùa đông.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi


Trên rừng xanh bát ngát của núi rừng điểm
vào những bông hoa chuối đỏ tươi như
ngọn lửa ấm áp xua đi lạnh lẽo của mùa
đông =>những gam màu xanh, đỏ gợi sức
sống, niềm tin và niềm vui cho con người.
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng




Con người Việt Bắc xuất hiện trong một tư thế lao động và đứng giữa đèo cao, ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm ánh lên ánh sáng từ con dao => hình ảnh đẹp, khỏe khoắn => con người kì vĩ trước thiên nhiên.
Đứng giữa
đèo cao
Dao gài
thắt lưng
Con người
2 câu thơ: Việt Bắc mùa xuân.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Mùa xuân được gọi tên một cách trực tiếp
Sắc xanh, đỏ lộng lẫy và rực rỡ đã nhường
chỗ cho sắc trắng dịu dàng, tinh khiết của
hoa mơ => thiên nhiên được choàng lên
một tấm áo mới làm khu rừng phơi phới
sắc xuân.
Hai từ “ trắng rừng” gợi ra một không gian
rộng lớn, bạt ngàn một màu trắng
=> Đậm chất trữ tình.


Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Hình ảnh con người hiện ra với một vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển đó là một người đan nón.
Từ “chuốt” sử dụng rất chính xác => thể hiện hoạt động tỉ mỉ, chăm chút. Người chuốt giang như dồn hết tâm sức gửi trọn tâm hồn mình vào từng động tác => một vẻ đẹp tài hoa, duyên dáng, nâng niu.
2 câu thơ: Việt Bắc mùa hè.
Ve kêu rừng phách đổ vàng

Mùa hè gọi thông qua hình ảnh ẩn dụ là âm
thanh rất đặc trưng “ve kêu” => bước đi
tinh tế của thời gian. Âm thanh râm rang
của ve cũng là lúc sắc vàng nhuộm cả rừng
phách.
Động từ “đổ” diễn tả một hoạt động bất
ngờ.
Câu thơ chỉ 6 chữ nhưng đã gợi ra một
đặc trưng kì lạ của núi rừng Việt Bắc.

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Con người hiện ra thân thương với cách gọi trìu mến “em gái” => tình yêu ruột thịt.
Hình ảnh cô gái Việt Bắc cần mẫn, chăm chỉ trong lao động => làm nỗi nhớ của người ra đi càng da diết hơn.
Nghệ thuật gieo vần “gái”, “hái” và lặp 3 phụ âm đầu “măng”, “một”, “mình” gợi âm điệu khác lạ cho câu thơ.
2 câu thơ: Việt Bắc mùa thu.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Đoạn 1 khép lại bằng hình ảnh mùa thu
trong mơ ước một hòa bình, yên vui
cho đất nước.
Âm thanh ca hát nổi lên. Tiếng hát của
ai vang vọng từ kí ức, tâm hồn của người
ra đi nhớ nhất là tiếng hát “ân tình thủy
chung” bởi tấm lòng của người hát đọng
lại trong lòng người ra đi.
Đoạn 2: tình cảm giữa bộ đội và núi rừng, con người Việt Bắc.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Núi rừng, con người Việt Bắc cùng với bộ đội quyết tâm tiêu diệt quân thù giành lại hòa bình cho đất nước.
Thiên nhiên Việt Bắc hòa vào cuộc kháng chiến. Những khu rừng Việt Bắc che chở, bao bọc các anh nhưng với kẻ thù rừng chở thành vũ khí lợi hại, sẵn sàng tấn công, sẵn sàng tiêu diệt quân thù.
Câu thơ kết thể hiện sự chung kết , chung lòng “một lòng” căm thù giặc và khao khát giải phóng đất nước.
Kết luận
Đoạn thơ là nỗi nhớ thương da diết của các anh cán bộ đã kháng chiến cùng với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Qua đó giúp ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, đạo lí thủy chung, ân nghĩa của dân tộc Việt Nam của nhà thơ.
Nghệ thuật
Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc.
Có cấu tứ theo kiểu đối đáp dao duyên, cách xưng hô “mình – ta” quen thuộc như trong ca dao dân ca.
Về ngôn ngữ, tác giả đã sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân: em gái, giặc, đánh Tây...
Sử dụng phép điệp từ “nhớ”; nhân hóa “rừng-che”, “rừng-vây”, “rừng cây,núi đá-cùng đánh Tây”; hình ảnh ẩn dụ thông qua tiếng kêu của những chú ve để nói về mùa hè.
cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lơmu Ha Na
Dung lượng: | Lượt tài: 38
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)