Tuần 12-13. Luyện tập về quan hệ từ

Chia sẻ bởi Đồng Tuấn Hải | Ngày 13/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12-13. Luyện tập về quan hệ từ thuộc Luyện từ và câu 5

Nội dung tài liệu:


Môn: Luyện từ và câu
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
Về dự giờ thăm lớp thầy và trò lớp 5C
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là quan hệ từ ?
- Quan hệ từ là từ “nối” các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, …
Nêu các cặp quan hệ từ thường gặp ?
Các cặp quan hệ từ thường gặp là :
Vì … nên ; do … nên ; nhờ … mà … ( biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả )
Nếu …thì ; hễ … thì … ( biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả ; điều kiện – kết quả )
Tuy … nhưng ; mặc dù … nhưng … ( biểu thị quan hệ tương phản )
- Không những … mà ; không chỉ … mà … ( biểu thị quan hệ tăng tiến )
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển , cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
1/ Gạch dưới các cặp quan hệ từ trong những câu sau:
2/ Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì … nên … hoặc chẳng những … mà ( viết câu vào chỗ trống trong vở bài tập )
a) Mấy năm qua, chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh … đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
a) Vì mấy năm qua, chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh … đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
a) Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh … đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
3/ Gạch chân những chỗ khác nhau giữa hai đoạn văn sau:
a) Hôm sau hai chú cháu ra đầm. Một vài con le ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Mai giật mình khiếp hãi. Cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai họa cho bầy chim. Chẳng cần kịp can Tâm, cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to:
- Úi, này ! Bay đi, bay đi …
b) Hôm sau hai chú cháu ra đầm. Một vài con le ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Vì vậy, Mai giật mình khiếp hãi. Cũng vì vậy, cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai họa cho bầy chim. Vì chẳng cần kịp can Tâm nên cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to:
- Úi, này ! Bay đi, bay đi …
- Úi, này ! Bay đi, bay đi ...
3/ Gạch chân những chỗ khác nhau giữa hai đoạn văn sau:
a) Hôm sau hai chú cháu ra đầm. Một vài con le ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Mai giật mình khiếp hãi. Cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai họa cho bầy chim. Chẳng cần kịp can Tâm, cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to:
- Úi, này ! Bay đi, bay đi …
b) Hôm sau hai chú cháu ra đầm. Một vài con le ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Vì vậy, Mai giật mình khiếp hãi. Cũng vì vậy, cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai họa cho bầy chim. Vì chẳng cần kịp can Tâm nên cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to:
- Úi, này ! Bay đi, bay đi …
Đoạn nào trong hai đoan văn trên hay hơn ? Vì sao ?
Lưu ý : Cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ làm cho đoạn văn chậm lại, đôi lúc ngưng lại hẳn, khó hiểu.
- Vì các cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho nhịp của đoạn văn chậm lại, đôi lúc ngưng hẳn lại, khó hiểu không phản ánh chính xác tâm trạng bất ngờ của Mai trước hành động bắn chim của Tâm. Đó là phản ứng rất nhanh nhạy của Mai.
Đoạn a hay hơn đoạn b.
Tiết học đến đây đã kết thúc
CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHỎE
Hẹn gặp lại các em tiết học sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đồng Tuấn Hải
Dung lượng: 2,75MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)