Tuần 1

Chia sẻ bởi Trương Thanh Bình | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 1 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

dạy:
Ngày soạn:
:01
: 1+ 2
Thanh Tịnh
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu đoạn trích, trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống.
3. Thái độ:Giáo dục các em trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: SGV – SGK - Soạn giáo án - Đọc tư liệu - Thiết bị dạy học.
2. Học sinh: SGK - Soạn bài - Đọc thêm những bài thơ về ngày tựu trường.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
H:
TL: 3. Bài mới:
Ở mỗi con người quãng thời gian đẹp nhất, vui tươi nhất, có nhiều kỉ niệm nhất chính là tuổi học trò. Nó giữ bền lâu trong ký ức và đáng nhớ hơn là những kỉ niệm, ấn tượng của ngày đầu tiên đến trường. Như:
“ Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành bên em….”
Thật vậy làm sao quên được cái giây phúc kì lạ, ngẫm lại thật buồn cười của tuổi thơ ấu. Truyện ngắn “ Tôi đi học” diễn tả cảm xúc ấy của nhân vật “ Tôi” gieo vào lòng ta bao nổi niềm bâng khuâng bao rung cảm nhẹ nhàng trong sáng. Chúng ta cùng tác giả Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên đi học của tuổi học trò qua truyện ngắn “ Tôi đi học”.

Dựa vào sách giáo khoa giới thiệu đôi nét về tác giả.
a. Tác giả:
- Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) là bút danh của Trần Văn Ninh,
quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác.
- Sự nghiệp văn học của ông phong phú, đa dạng.
- Thơ văn ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ ( truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm ( truyện ngắn, 1943), Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ, 1973 ),...
b. Hoàn cảnh sáng tác:
“Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh Tịnh.
Chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Nhân vật “tôi” nhớ lại kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên trong đời vào lúc nào?
Giáo viên chốt kể ngôi thứ nhất. – Nhân vật tôi kể lại chuyện cũ khi đã trưởng thành. “tôi” hồi tưởng lại buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình khi còn thơ ấu và kể lại với một sự nao nức trong lòng
GV: Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của "tôi" được kể theo trình tự không gian thời gian nào?
HS: Thảo luận
. Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường
. Cảm nhận của" tôi" lúc ở sân trường
. Cảm nhận của "tôi" trong lớp học)
Tương ứng với trình tự ấy ta phân bố cục như thế nào ?
1. Từ đầu -> trên ngọn núi: Cảm nhận của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ đến trường
2. Tiếp -> được nghỉ cả ngày nưã: Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường
3. Còn lại: Cảm nhận của "tôi" trong lớp học

Nỗi nhớ buổi tựu trường của tgiả được khơi nguồn từ không gian và thời gian như thế nào? Không gian và thời gian đó có ý nghĩa gì?
+ Thời điểm: Cuối thu ( đầu tháng 9)
+ Thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
+ Sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
→ Đây là thời điểm gợi nhớ. Chính thời điểm và những hình ảnh quen thuộc này đã giúp nhân vật “tôi” sống lại những kỉ niệm mơn man, trong sáng, xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên.
Giữa không gian và thời gian ấy, tâm trạng của nhân vật “tôi” hiện ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Tác dụng của nó?
+ Từ láy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã…
+ Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đầy ấn tượng “ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thanh Bình
Dung lượng: 127,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)