Tu tuong hcm ve van hoa

Chia sẻ bởi Ngô Thị Tình | Ngày 27/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: tu tuong hcm ve van hoa thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

THỰC HIỆN ----->DST09
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
THỰC HIỆN ----->DST09
Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa
1) Khái niệm văn hóa theo tư tưởng HCM
a/. Định nghĩa về văn hóa
Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng "tinh thần độc lập tự cường" lên hàng đầu.


THỰC HIỆN ----->DST09
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền
5. Xây dựng kinh tế
b/. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
THỰC HIỆN ----->DST09
Quan điểm
2) Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
a.
Vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
b.
Tính chất của nền văn hóa
c.
Chức năng của văn hóa
THỰC HIỆN ----->DST09
a/. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
THỰC HIỆN ----->DST09
Trong quan hệ với chính trị, xã hội:
Trong quan hệ với kinh tế:
Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mớikiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được". Như vậy, vấn đề đặt ra là kinh tế phải đi trước một bước
Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng thì văn hóa mới được phát triển
THỰC HIỆN ----->DST09
Tuy "kinh tế có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được", nhưng điều đó không có nghĩa là văn hóa " thụ động " chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới đến lượt mình
THỰC HIỆN ----->DST09
b/. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới , đồng thời là nền văn hóa kháng chiến.
Tính dân tộc
1
Tính khoa học
2
Tính đại chúng
3
Nền văn hóa đó có ba tính chất:
THỰC HIỆN ----->DST09
Tính chất dân tộc (hay còn gọi là đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc) là cái “cốt”, cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Nó là “căn cước của một dân tộc. Cốt cách dân tộc không phải “ nhất thành bất biến “, mà nó có sự phát triển, bổ sung những tinh túy mới.
Tính chất dân tộc
THỰC HIỆN ----->DST09
Tính chất khoa học của nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại của tư tưởng hiện đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nền văn hóa mới phải phục vụ trào lưu đó. Muốn vậy tính khoa học phải thể hiện trên nhiều mặt: cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế phải khoa học, hiện đại. Đội ngũ những người làm công tác văn hóa phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến..vv..
Tính chất khoa học
THỰC HIỆN ----->DST09


Tính đại chúng của nền văn hóa là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính nhân văn. Đó là nền văn hóa do đại chúng nhân dân xây dựng
Tính đại chúng
THỰC HIỆN ----->DST09
c/. Quan điểm về chức năng của văn hóa
Một là: bồi dưỡng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân loại, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có trong tư tưởng tình cảm của mỗi người.
Hai là: mở rộng hiểu biết, năng cao dân trí
Văn hóa luôn gắn với dân trí. Không có văn hóa không có dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài.
THỰC HIỆN ----->DST09
Ba là: bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Mỗi người phải biến tư tưởng và tình cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp. Đó có thể là phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ
Văn hóa giúp con người phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái lạc hậu, cái tiến bộ…..Từ đó văn hóa hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
THỰC HIỆN ----->DST09
Đời sống
Nghệ thuật
3. Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa
Giáo dục
THỰC HIỆN ----->DST09
a/. Văn hóa giáo dục
Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến(kinh viện, xa thực tế, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao tri thức..) và nền giáo dục thực dân(ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn sự dốt nát).
Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập. Hồ Chí Minh xác định, xây dựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
THỰC HIỆN ----->DST09
b/. Văn hóa nghệ thuật
Một là: Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.
Hai là: Văn nghệ phải gắn vơi thực tiễn của đời sống nhân dân.
Ba là: Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.
THỰC HIỆN ----->DST09
c/. Văn hóa đời sống
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống.
Tóm lại:xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xã hội, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình
THỰC HIỆN ----->DST09
Đạo đức mới
Lối sống mới
Nếp sống mới
Văn hóa đời sống
Video chân dung một con Người
THỰC HIỆN ----->DST09
Đạo đức mới:
Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng
THỰC HIỆN ----->DST09
Lối sống mới:
Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại..
Tự phê bình_Hồ Chí Minh
THỰC HIỆN ----->DST09
Nếp sống mới:
Xây dựng nếp sống mới – nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
THỰC HIỆN ----->DST09
Thank You !
THỰC
HIỆN
DST09
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Tình
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)