Tự nhiên xã hội

Chia sẻ bởi Lưu Trương Kim Tuyền | Ngày 09/10/2018 | 179

Chia sẻ tài liệu: Tự nhiên xã hội thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng Giáo Dục và Đào tạo Thành Phố Quảng Ngãi
2
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
3
phương pháp tích hợp.
Mục tiêu, hình thức và
Mục tiêu:
Kiến thức
Thái độ , tình cảm
Kĩ năng, hành vi
Mục tiêu:
1
1. Kiến thức:
Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật, Mặt trời, Trái Đất,.) và môi trường nhân tạo(nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường,.)
Biết và kể một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô� nhiễm.
Biết và nêu được một số ảnh hươ �ng của môi trường sống xung quanh đến sức khỏe của con người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Thái độ, tình cảm:
Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia BVMT sống cây cối, con vật và con người.
Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường, phê phán các hoạt động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
3. Kĩ năng, hành vi:
Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Thuyết phục người thân, bạn bè tham gia bảo vệ môi trường.
Mức độ toàn phần
Mức độ bộ phận
Mức độ liên hệ
Các mức độ tích hợp BVMT trong môn TN và XH
1. Mức độ toàn phần
Đối với các bài học tích hợp giáo dục BVMT ở mức độ toàn phần, giáo viên cần giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học. Như vậy cũng chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
2. Mức độ bộ phận

Khi dạy các bài học tích hợp nội dung giáo dục BVMT ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
Xác định nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp vào bài học .
Nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học ?
Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì ?

- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn, đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục BVMT. (Bộ phận kiến thức ) GV cần lưu ý khi dạy học tích hợp GD BVMT phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, đạt mục tiêu của bài học theo yêu cầu của bộ môn và mục tiêu GD BVMT, không gò ép nội dung không liên quan với GB BVMT.
3. Mức độ liên hệ:

Đối với những bài học lồng ghép ở mức độ này, khi tổ chức các hoạt động dạy học, GV vẫn phải chú ý sao cho các hoạt động dạy học phù hợp với hình thức và phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời chú ý hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng nội dung hoạt động theo hướng liên hệ GD BVMT một cách tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Phương pháp thảo luận
Phương pháp quan sát
Phương pháp trò chơi
Phương pháp tìm hiểu, điều tra
Một số phương pháp dạy học tích hợp GD BVMT:
3
1. Phương pháp thảo luận

Thảo luận là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Khi được thảo luận về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
Thảo luận cả lớp:

Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học môn Tự nhiên và xã hội và nội dung GD BVMT cần tích hợp để tổ chức, hướng dẫn cho cả lớp thảo luận. Vấn đề giáo viên cho học sinh thảo luận phải là những vấn đề cần thiết, phù hợp với nội dung tích hợp GD BVMT vào bài học môn Tự nhiên và xã hội.
Thảo luận theo nhóm:

Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm khi tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết cho các nhóm. Và tổ chức phương pháp hoạt động nhóm vẫn qua các bước: chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu bài tập, các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả thảo luận của nhóm tổng kết của giáo viên.
2. Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn TN&XH đồng thời cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế môi trường xung quanh với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội được những tri thức cần thiết về môi trường và bảo vệ môi trường. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình: xác định mục tiêu quan sát, lựa chọn đối tượng quan sát, tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát, trình bày kết quả quan sát.
3. Phương pháp trò chơi

Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học trong đó có cả nội dung giáo dục BVMT một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi giáo viên cần lưu ý: chuẩn bị trò chơi, giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi, cho học sinh chơi, nhận xét kết quả của trò chơi, rút ra bài học qua trò chơi.
Tùy vào nội dung của từng bài học, giáo viên có thể chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp để tích hợp GD BVMT.
3. Phương pháp tìm hiểu, điều tra

Trong GD BVMT, đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức BVMT. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần lưu ý thiết kế các câu hỏi bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm)tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục BVMT. PP này thường tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3, 4, 5)

Ví dụ: Khi dạy bài Vệ sinh môi trường (lớp 3), giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu về các vấn đề.
Cách xử lí rác thải của địa phương nơi gia đình em sống.
Các loại nhà tiêu thường sử dụng ở địa phương.
Ở địa phương, các gia đình, bệnh viện và nhà máy (nếu có) thường cho nước thải chảy đi đâu?
Hình thức tổ chức các hoạt động GD BVMT:
4

Giáo dục BVMT không chỉ được thực hiện trong các tiết học (trong lớp, ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như: Thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ, trang trí lớp học đẹp, .
Hoạt động giáo dục BVMT có thể tiến hành với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
19
Nội dung, địa chỉ và mức độ tích
hợp giáo dục BVMT trong môn
Tự nhiên và xã hội
Con người và sức khỏe
Xã hội
Tự nhiên
Chương trình môn Tự nhiên và xã hội được cấu trúc theo 3 chủ đề lớn:
1. Chủ đề Con người và sức khỏe

Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe con người, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
1. Chủ đề Xã hội:

Nội dung các bài về gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh: những hiểu biết về quê hương đất nước, tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường
1. Chủ đề Tự nhiên:

Giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chung.

ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BVMT VÀO MÔN TNXH Ở LỚP 1 CỤ THỂ NHƯ SAU:

Bài 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH

A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp học sinh biết:
Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
Học sinh có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương



B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các tranh hình trong sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập Tự nhiên xã hội.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Giáo dục BVMT : Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh
1.Ổn định: Hát
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
a. Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát khu vực quanh trường
b. Hoạt động 2: Làm việc với sgk
* Giải lao:
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Học sinh biết yêu quí gắn bó với quê hương
Cách tiến hành:
Giáo viên chia học sinh theo nhóm nhỏ, gợi ý câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm

+ Các em đang sống ở đâu?
+ Hãy nói về cảnh vật nơi em đang ở?

Liên hệ GDBVMT: Các em đã biết được cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh chúng ta. Vậy các em phải biết yêu quý và bảo vệ nó. Tuổi các em còn nhỏ thì mình phải thể hiện những việc làm nhỏ để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh như: không vứt rác bừa bãi, đi tiêu, đi tiểu đúng nơi qui định,...
* Trò chơi:
4. Củng cố:
5. Dặn dò:

ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BVMT VÀO MÔN TNXH Ở LỚP 2 CỤ THỂ NHƯ SAU:

ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BVMT VÀO MÔN TNXH Ở LỚP 3 CỤ THỂ NHƯ SAU:

Bài 24: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG

A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.






TỰ NHIÊN XÃ HỘI
*GDBVMT: Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây,.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tranh hình trong sách giáo khoa trang 46,47.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định: Hát
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
a. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
Bước 1: GV HD HS quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý sau:
- Kể 1 số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
Trong từng hoạt động đó, học sinh làm gì? GV làm gì?
Bước 2:
- Một số cặp HS lên hỏi trả lời trước lớp.
+ Hình 1 thể hiện hoạt động gì?
+ Hoạt động đó diễn ra trong giờ học nào?
+ Trong hoạt động đó, giáo viên làm gì? Học sinh làm gì?
*GDBVMT: Ngoài những hoạt động diễn ra trong giờ học các em còn được tham gia những hoạt động nào để góp phần bảo vệ môi trường?

Bước 3:
GV và HS thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp các em liên hệ thực tế bản thân.
- Em thường làm gì trong giờ học?
- Em có thích học theo nhóm không?
- Em thường học nhóm trong giờ học nào?
- Em thường làm gì khi học nhóm?
- Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không ? Vì sao?
* Giáo viên kết luận :Ở trường các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn,.Ngoài ra các em còn được tham gia lao động , trồng cây,.. để góp phần BVMT. Và tất cả những hoạt động đó đều giúp các em học tập có hiệu quả hơn.

b. Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
44

XIN CHA�N THAỉNH CA�M ễN QUY� THA�Y, CO� !
K�NH CHU�C QUY� THA�Y, CO� MAẽNH KHO�E !



M,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Trương Kim Tuyền
Dung lượng: 2,46MB| Lượt tài: 8
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)