Tú Mỡ và thơ trào phúng

Chia sẻ bởi Miu Miu Xinh | Ngày 02/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tú Mỡ và thơ trào phúng thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đã đến với buổi thuyết trình của chúng em
Tú Mỡ
và Nghệ Thuật Trào Phúng
Tú Mỡ
Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu, sinh ngày 14-3-1900 tại phố Hàng Hòm, Hà Nội trong một gia đình tiểu thủ công nghèo.
Ông mất lúc 13 giờ ngày13 tháng 7 năm 1976 tại Bệnh viện Việt–Xô, hưởng thọ 76 tuổi.

Các tác phẩm
Thơ
Giòng nước ngược  tập 1 (Đời Nay xuất bản, Hà Nội, 1934), tập 2 (Đời Nay xuất bản, Hà Nội, 1941).
Nụ cười kháng chiến (1952)
Anh hùng vô tận (1952)
Nụ cười chính nghĩa (1958)
Bút chiến đấu (1960)
Đòn bút (1962),
Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi, 1970)
Thơ Tú Mỡ (tập thơ tuyển, 1971)

Diễn ca, chèo, tuồng…
Rồng nan xuống nước (tuồng, 1942)
Địch vận diễn ca (diễn ca, 1949),
Trung du cười chiến thắng (thơ, chèo, hát xẩm, 1953)
Nhà sư giết giặc (chèo, 1955)
Dân tộc vùng lên (diễn ca, 1959), vv…
Nghiên cứu:
Bước đầu viết chèo (1952)


*Năm 1932, Tú Mỡ tham gia Tự Lực văn đoàn, rồi được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên tờ Phong Hóa, một tờ báo chuyên về văn chương, hài hước và trào phúng của bút nhóm này.
*Năm 1954, chiến tranh kết thúc,ông tiếp tục sáng tác phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới.
* Năm 1957, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, và làm Ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam.
* Năm 1951: giải nhất về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam.
* Năm 1955: giải nhì về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam.
* Năm 2000: được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II.
Nghệ Thuật
Trào Phúng
* Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức thơ làm nổi bật mâu thuẫn. 
* Dùng lời hay câu văn mỉa mai, chua chát để chế giễu những thói rởm 
* Nghệ thuật trào phúng luôn hướng tới việc tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích với đối tượng trào phúng - đối tượng trào phúng thường là cái xấu, cái vô dụng, không có giá trị của con người hay văn học. Tiếng cười trào phúng vì thế luôn là vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù.


TRÀO PHÚNG LÀ GÌ ?
Bài Phú thầy phán đặc tả thần thái, phong độ, nếp sống, cung cách sinh hoạt, nghĩ suy, ứng xử của một lớp công chức nhà nước thời Bảo hộ. Một lớp người “cạo giấy” nơi công sở mà tính cách đã sớm định hình đến thành điển hình.
“Trong đóm ngoài đuốc, trông bề ngoài màu mỡ riêu cua;
Tiếng cả nhà thanh, xét kỹ thân hình pháo xác.
Cuối tháng ba mươi ba mốt, giấy bạc rung rinh;
Qua ngày mười một, mười hai, ví tiền rỗng toác.
Sổ tiêu tính phác, hy hoay cộng cộng trừ trừ;
Lương tháng thấy vèo, tiu ngỉu ngơ ngơ ngác ngác”

Tập hợp trong tập thơ Giòng nước ngược, thơ Tú Mỡ những năm ba mươi thế kỷ hai mươi là cả một tập biếm họa chân dung những ông quan cai trị xứ thuộc địa, cả lớn lẫn bé:
“Trời cho cái mã bên ngoài
Để che đậy cái… sơ sài bên trong
Hay sự đối lập giữa quan và dân:
Quan được tăng lương, dân cũng tăng
Tăng sưu, tăng thuế đến nhăn răng
Còn manh khố rách càng thêm rách
Đời sống lầm than ai thấu chăng?”
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ông có những bài thơ trào phúng sắc nhọn liên tục xuất hiện trên các báo như Văn điếu tướng Lơcléc, “Quan lớn” xin hàng, Con trâu kháng chiến, Nồi cá làm vạ cho giặc, Chữa mắt rồng, Câu chuyện tướng đi ỉa, Kế hoạch Nava “thượng thò hạ thụt”… Trong chuyên mục “Anh hùng vô tận” của báo Cứu quốc, ông kể:
“Huyện Lang Tài tỉnh Bắc Ninh
Có người nghĩa hiệp Văn Trinh họ Bùi

Lý Viết Va vốn người dân Thổ
Châu Võ Nhai quê ở Văn Lang

Có người chiến sĩ vô danh
Đốt kho thuốc đạn một mình mới gan”
Thơ Tú Mỡ vừa bình dân vừa cổ điển, vừa hiện đại: Lối giễu nhại, lối phong giao, thù hứng, hát xẩm,…
Về bố cục, thơ Tú Mỡ chính là những bài dài, có cú pháp rõ ràng, có những lớp tư tưởng rõ rệt, đậm đà tính dân tộc, tính nhân dân




Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã giành Tú Mỡ một vị trí trang trong trong cuốn Nhà văn hiện đại. Ông cho rằng trong thơ của Tú Mỡ có giọng cười lẳng lơ của Hồ Xuân Hương, giọng nhạo đời của Trần Tế Xương, giọng thù ứng ý nhị của Nguyễn Khắc Hiếu, giọng giao duyên tình tứ của Trần Tuấn Khải:

“Lẳng lặng mà nghe họ diễn thuyết
Công tâm, công ích, lời tâm huyết
Phen này mở hiệu viết văn thuê
Dẫu chẳng làm giàu cũng đỡ kiết
Họ quẳng tiền ra để cạnh tranh
Nghe đâu mỗi vé một “rồng xanh”
Phen này có lẽ mưa ra bạc
Mà nghị viên ta khỏi phỗng sành”


Đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam, góp phần làm phong phú chúng, phản ánh nhiều khía cạnh hơn về cuộc sống, xã hội.
Phản ánh, vạch trần bộ mặt thật, tàn ác, bất nhân của quan lại, bọn thống trị của xã hội thực dân phong kiến đương thời

*Hạn chế : Vì thiếu hụt các tác phẩm lớn nên bị cho là chỉ quanh quẩn bên trong các tờ báo, tập san, mà không thể đứng riêng trong thị phần văn học trong nước
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
bài thuyết trình của nhóm em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Miu Miu Xinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)