Tự luyện tuần 22

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tùng | Ngày 09/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: tự luyện tuần 22 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:


TỰ LUYỆN TUẦN 22
Họ và tên:…………………………….
A.Môn :Tiếng Việt :
Thứ hai:
Bài 1: Điền vào chỗ trống: s hay x?
Vào lúc .....ế chiều thì chiếc thuyền nhỏ của chúng tôi rời bến. Hai bên bờ .....ông, dừa mọc san .....át. Xóm chài vắng ngắt. Thuyền đi đã .....a bờ mà tôi cứ ngoái nhìn về những bóng nhà quạnh quẽ, chơ vơ nơi đầu .....óm cũ. Hàng cột phơi lưới mỗi lúc một .....a dần, mờ dần trong khói chiều hôm.
Bài 2: Câu: “Chiêu đang hấp háy mắt, ngẩng đầu ngắm những quả bầu nậm buông thõng ngang mặt.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai (cái gì, con gì) – thế nào?
b. Ai (cái gì, con gì) – làm gì?
a. Ai (cái gì, con gì) – là gì?
Bài 3: Em điền dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau:
a. Thầy hiệu trưởng cô giáo chủ nhiệm lớp 3A đến thăm gia đình những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Giờ ra chơi các bạn lớp tôi chơi trò nhảy dây trốn tìm đuổi bắt đá cầu.
c. Với giọng ca truyền cảm các nghệ nhân đã mang đến cho người nghe những điệu dân ca bay bổng vui nhộn

Thứ ba:
Bài 1: Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động trạng thái trong câu sau:
Ánh nắng đổ xuống giàn, khi lọt xuống sân bị cái cốt xanh ngắt của cây lá lọc đi một lượt.

Bài 2: Tìm những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây.Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.
a) Từ chỉ màu sắc:…....................................................................................................................…..
b) Từ chỉ đặc điểm:….........................................................................................................................

Thứ tư:
Bài 1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động nhất.
Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu những tia nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.
Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.
Bài 2: Đọc các câu văn sau rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Thế nào?”
a) Nước hồ mùa thu trong vắt.
b) Trời cuối đông lạnh buốt.
c) Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.


Thứ năm:
Bài 1: Cho các từ sau: Nhập ngũ, thi hào, mở màn, trẩy quân, chiến đấu, réo rắt, hy sinh, hoạ sĩ, dũng cảm.
a. Hãy sắp xếp các từ ngữ trên thành hai nhóm: Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhóm từ chỉ nghệ thuật.
b. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: Dũng cảm, mở màn.
Bài 2. Gạch dưới bộ phân câu trả lời câu hỏi Ở đâu. Đặt câu hỏi cho bộ phận đó .
Hè vừa rồi, gia đình em đi nghỉ mát ở Sầm Sơn – Thanh Hóa.
Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.
Lớp học của em ở tầng 2.
Ngoài vườn, hoa hồng và hoa cúc đang thi nhau nở rộ.

Thứ sáu + thứ bảy + chủ nhât

Bài 1. Viết mỗi câu sau và dùng dấu phẩy đúng chỗ trong mỗi câu:
a) Nói về kết quả học tập của em ở học kì I.
b) Nói về việc làm tốt của em và mục đích của việc làm ấy.

Bài 2: Em điền dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau:
a. Thầy hiệu trưởng cô giáo chủ nhiệm lớp 3A đến thăm gia đình những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Giờ ra chơi các bạn lớp tôi chơi trò nhảy dây trốn tìm đuổi bắt đá cầu.
c. Với giọng ca truyền cảm các nghệ nhân đã mang đến cho người nghe những điệu dân ca bay bổng vui nhộn.
Bài 3: Đọc đoạn thơ sau.Tìm một số từ ngữ trong đoạn thơ để điền vào chỗ chấm:
Ao làng hội xuân
1. Tháng Giêng mưa bụi
Ao làng hội xuân
Anh Trê, anh Chuối
Gõ trống tùng tùng.
2. Đuôi cờ váy đỏ
Lụa đào thắt lưng
Uốn dẻo điệu múa
Xinh ơi là xinh.
3. Cô Trôi thoa phấn
Môi hồng trái tim
Buông câu quan họ
Lúng liếng cái nhìn.
4. Cậu Rô giương vây
Thi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tùng
Dung lượng: 83,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)