Tư liệu Văn 8
Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Điền |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu Văn 8 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Tuần 19 - Luyện đề: “Nhờ rừng”, “Ông đồ”
Tiết 55, 56, 57 - Bài tập về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Phần I – Luyện đề “Nhờ rừng”, “Ông đồ”
Bài 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Hai bài thơ “Nhớ rừng”, “Ông đồ” được sáng tác vào khoản thời gian nào?
A. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
D. Trước năm 1930.
Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?
A. Cảnh núi rừng kỳ vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.
B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường và giả dối.
C. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn
D. Gồm A và B
Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong Nhớ rừng?
A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
B. Để gây ấn tượng đối với người đọc
C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
Câu 4: Hoài Thanh cho rằng” “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ rừng?
A. Tràn đầy xúc cảm mãnh liệt. C. Giàu hình ảnh.
B. Giàu nhịp điệu. D. Giàu giá trị tạo hình.
Câu 5: Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên.
B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ
C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế
D. Lòng thương người và niềm hoài cổ.
Câu 6: Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh c. Nhân Hoá
B. Hoán dụ D. ẩn dụ
Câu 7: Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra như thế nào?
A. Được mọi người yêu quý vì đức độ
B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp.
C. Bị mọi người quên lãng theo thời gian
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8: Dòng thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?
B. Năm nay hoa đào nở – Không thấy ông đồ xưa.
C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
D.Những người muôn năm cũ – Hồn ở đầu bây giờ?
Câu 9: Hình ảnh nào trong khổ thơ đầu được lặp lại ở khổ thơ cuối của bài thơ?
A. Ông đồ C. Mực tàu
B. Hoa đào D. Giấy đỏ
Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu cuối bài thơ ông đồ?
A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa.
B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hoá truyền thống.
C. ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ.
D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.
Bài 2: Giới thiệu về tác giả Thế Lữ và tác phẩm “Nhờ rừng”.
Bài 3: Nêu những nét chính về nghệ thuật của bài thơ.
Bài 4: Chứng minh rằng: “Đoạn 3 của bài thơ có thể coi là một bộ tranh Tứ bình lộng lẫy”.
Bài 5: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ của Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là “Nhờ rừng”, ta tưởng chừng như thấy những chữ bị xô đẩy, vị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một thế tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Theo em, “Đội quân Việt ngữ” mà Hoài Thanh nói đến có thể gồm những yếu tố gì?
Bài 6: Lập dàn ý cho đề sau: “Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài “Nhờ rừng” của Thế Lữ.
Bài 7: Giới thiệu về Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”.
Bài 8: Theo em, bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật.
Bài 9: Phân tích cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thị Điền
Dung lượng: 312,00KB|
Lượt tài: 7
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)