TU LIEU MON NGU VAN
Chia sẻ bởi Lã Vũ Việt Hằng |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: TU LIEU MON NGU VAN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong đó có 2 thành phần biệt lập, 1 phép liên kết đã học. Bài làm: Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học hỏi có nghĩa là tiếp thu tri thức mà nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời. Nếu không liên tục học hỏi thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Và bản thân Hồ Chủ Tịch cũng là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi. - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: là thành phần biệt lập, thành phần phụ chú - có lẽ: thành phần biệt lập, thành phần tình thái - và: phép liên kết, phép nối
VÍ DỤ: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. - Đây là 4 câu thơ trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 câu thơ đã sử dụng các từ láy như: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. trong đó các từ láy “nao nao, rầu rầu” là các từ láy góp phần quan trọng tạo nên sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người. - Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng trong đoạn thơ, cụ thể là: + Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. + Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). + Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người…
* Tóm tắt tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên Chế Lan Viên (1920-1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với một hồn thơ “kỳ dị” (Hoài Thanh). Sau Cách mạng ông tiếp tục có nhiều tìm tòi sáng tạo, trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Thơ Chế Lan Viên mang tính trí tuệ và triết lý sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập thơ chính: Điêu tàn (1937), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967)…
VÍ DỤ: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. - Đây là 4 câu thơ trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 câu thơ đã sử dụng các từ láy như: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. trong đó các từ láy “nao nao, rầu rầu” là các từ láy góp phần quan trọng tạo nên sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người. - Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng trong đoạn thơ, cụ thể là: + Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. + Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). + Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người…
* Tóm tắt tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên Chế Lan Viên (1920-1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với một hồn thơ “kỳ dị” (Hoài Thanh). Sau Cách mạng ông tiếp tục có nhiều tìm tòi sáng tạo, trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Thơ Chế Lan Viên mang tính trí tuệ và triết lý sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập thơ chính: Điêu tàn (1937), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967)…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lã Vũ Việt Hằng
Dung lượng: 27,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)