Tư liệu HiV AIDS - maruco1615

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Phương | Ngày 01/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: tư liệu HiV AIDS - maruco1615 thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Virut HIV
HIV (SIDA) do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp (Syndrom DIlmmuno Déficience Acquise)
HIV là một loại vi rút; tên đấy đủ của nó là vi rút suy giảm miễn dịch ở người.
Vi rút náy tấn công hệ thống bảo vệ cơ thể và làm cho hệ thống này suy yếu dần if.
?nh hi?n vi di?n t? hai ch?ng virut
HIV1 và HIV 2
AIDS Human Immuno Deficiency Virus
Tên đấy đủ của AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS chính là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Nó là một căn bệnh nghiêm trọng từ từ tấn công và phá hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể (hay đơn giản hơn là cơ chế phòng thủ của cơ thể), làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh ung thư mà nếu là một người khoẻ mạnh thì rất khó nhiễm. Những nhiễm trùng này, hay còn gọi là nhiễm trùng cơ hội, cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong.
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như : sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch... do một căn bệnh nào đó gây ra.

Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống.
Cấu trúc HIV:

Bao ngoài là một lớp màng lipid kép, dưới màng có gai là các glycoprotein trọng lượng phân tử 120 kilođanton (KD) ký hiệu là gp120 hay còn gọi là Protein màng ngoài. Xuyên qua các lớp lipid kép là các lớp glycoprotein gp41 (Protein xuyên màng) gp120 và gp41 gắn với nhau tạo thành các phân tử gp160.
Vỏ Protein: có dạng hình cầu gồm các phân tử Protein có trọng lượng phân tử 18KD, p18.
Lõi: có dạng hình trụ được bao bọc bằng một lớp protein p24. Trong lõi có hai sợi ARN đơn, có enzym phiên mã ngược và một số phân tử protein phân tử lượng nhỏ. Trong mỗi sợi ARN của Virus này có 3 gen cấu trúc là gen GAG- gen mã hoá cho các protein trong của Virus; gen pol mã hoá cho các enzyme phiên mã ngược và gen env mã hoá cho protein bao ngoài của Virus gp120.



Sự nhân lên của HIV trong tế bào vật chủ:
Khi Virus HIV xâm nhập vào tế bào vật chủ, nó gắn lên bề mặt của tế bào tiếp nhận - hay điểm thụ thể. Phần gp120 bao ngoài virus sẽ gắn vào thụ thể ở trên bề mặt tế bào. Nhiều trường hợp thụ thể tế bào là CD4 có ở lympho bào T hoặc có ở một số tế bào khác nhau: đại thực bào, bạch cầu đơn nhân hay tế bào lympho B.
Sau đó Virus gắn vào màng tế bào và hoà tan màng, ở đây phân tử gp41 của receptor của tế bào cắm sâu vào màng tế bào làm cho màng của virus hoà vào màng tế bào rồi “bơm” gen của virus vào trong tế bào.
Tiếp theo là quá trình phiên mã. Nhờ enzym phiên mã ngược, từ sợi ARN của virus tạo thành sợi ADN bổ sung (cADN).
Sự gắn kết gen: sợi ARN của virus kết hợp với cADN thành chuỗi ARN/ADN- chuỗi lai này chuyển thành hai sợi ADN thẳng sau đó chuyển thành ADN xoắn vòng chui qua màng nhân gắn vào bộ gen của tế bào vật chủ. Giai đoạn này có thể tiềm tàng không biểu hiện nhưng chính nó đã làm thay đổi gen của tế bào vật chủ. Nhờ enzym ARN polymease chuyển ADN thành ARN của Virus. Các ARN này nhân lên, protein của Virus cũng được tổng hợp nhờ Ribosom của tế bào vật chủ, chúng lắp ráp tạo thành các thành phần có thể ra lưới nội chất hay tiến tới màng tế bào tạo thành các virion nằm trên màng hoặc giải phóng ra ngoài.
HIV có ái tính chủ yếu với tế bào Lympho TCD4 . Ngoài ra còn có thể xâm nhập vào nhiều loại tế nào khác như : lympho bào B, đại thực bào, tế bào nguồn, tế bào hình sao, tế vào xơ non... HIV gây huỷ diệt các tế bào TCD4 gây ra suy giảm miễn địch bao gồm cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.



Chu trình tái bản của Virus HIV
HIV gây hại gì trong cơ thể

Hệ thống miễn dịch rất quan trọng với cơ thể con người. Nhờ có hệ thống này con người được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng của môi trường ngoài và kể cả môi trường trong của cơ thể. Hệ thống miễn dịch bao gồm miễn dịch tế bào (các bạch cầu) và miễn dịch dịch thể do các tế bào lymphô tiết ra.
Khi bị nhiễm HIV hệ thống miễn dịch đặc biệt là các tế bào lymphô bị virus HIV tấn công và xâm nhập vào bên trong tế bào, phát triển và nhân lên trong tế báo lymphô sau đó phá vỡ các tế bào này gây tình trạng suy giảm miễn dịch ở người.
Với tình trạng suy giảm miễn dịch cơ thể chúng ta bị suy yếu và dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi do nấm, tiêu chảy kéo dài, lao... đồng thời lâm vào tình trạng suy kiệt và có thể dẫn đến chết nếu các bệnh nhiễm trùng và suy kiệt này không được cứu chữa kịp thời và tích cực.


ận
HIV xâm nhập vào cơ thể gây chết người
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết. 
Các con đường lây truyền HIV/AIDS
1. Quan hệ tình dục
2. Đường máu
HIV truyền qua kim tiêm, truyền, châm cứu, trích lễ, phẫu thuật, nhổ răng… nếu không đảm bảo vô trùng. Trong đó, những người nghiện ma túy với một cây kim tiêm cho vài chục mạng, tất nhiên là dễ bị lây hơn hết.
3. Đường dọc
Mẹ lây cho con qua rau thai trong lúc mang thai hoặc lúc sinh. Một vài trường hợp lây qua sữa mẹ cũng đã được ghi nhận tuy không mấy rõ ràng (tại châu Phi). Nhiều bà mắc bệnh vẫn được khuyến cáo nên cho con bú, vì suy dinh dưỡng có khi lại nghiêm trọng hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS
Sau khi vi rút HIV   xâm nhập cơ thể người, người đó có thể không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS trong vòng 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, cũng có thể có một vài triệu chứng nhiễm trùng ban đầu như bị cúm nặng. Khi hệ thống miễn dịch ở người bắt đầu suy giảm. các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS bắt đầu phát triển. Những dấu hiệu và triệu chứng náy có thể là:
-   Giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể
-   Sốt kéo dài hơn một tháng
-   Các bệnh bạch huyết
-   ỉa chảy kéo dài hơn một tháng (thỉnh thoảng hoặc liên tục)
-   Trầy xước da
-   Mệt mỏi kéo dài
-   Ra nhiều mồ hôi khi ngủ
-   Ho khan kéo dài
Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc ho lao, viêm phổi, ỉa chảy và các truyền nhiễm mãn tính, thường được gọi là các nhiễm trùng cơ hội. Người nhiễm thường chết vì các bệnh này.
 Sơ đồ hoàn chỉnh các giai đoạn HIV/AIDS
Biểu hiện của bệnh
Người lớn:

Các dấu hiệu chính
- Sụt cân >10% trọng lượng cơ thể.
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
- Sốt dai dẳng trên 1 tháng.
Các dấu hiệu phụ
- Hạch nổi dai dẳng toàn thân.
- Ho kéo dài trên 1 tháng.
- Viêm da, ngứa toàn thân.
- Herpes tái phát.

Trẻ em:

Các dấu hiệu chính
- Sụt cân hoặc phát triển chậm bất thường.
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
- Sốt kéo dài trên 1 tháng.
Các dấu hiệu phụ
- Hạch nổi dai dẳng toàn thân.
- Ho kéo dài trên 1 tháng
- Nhiễm nấm tưa ở hầu, họng.
- Nhiễm khuẩn thông thường tái đi tái lại.
- Người mẹ được xác định đã nhiễm HIV.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể chia người bị  nhiễm HIV thành 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn ủ bệnh:
Sau khi vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể, người bị nhiễm HIV có thể không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là khoảng từ 1/2 năm đến 10 năm cũng có khi lâu hơn. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh. Trong giai đoạn này, người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh bình thường, nếu không xétn nghiệm htì cũng không biết làm mình có mang mầm bệnh. Nhưng trong giai đoạn này người mang vi rút HIV luôn có khả năng truyền vi rút HIV cho người khác mà không ai hay biết.
2. Giai đoạn AIDS:
Người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội như iả chảy kéo dài, lao … và ung thư, mà kết cục là dẫn đến tử vong. Giai đoạn này cũng như giai đoạn trên đều có khả năng truyền vi rút cho người khác.
Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng HIV được chia theo 4 giai đoạn:
Nhiễm trùng cấp (còn gọi là sơ nhiễm hay nói cách khác là thời kỳ cửa sổ)
Nhiễm trùng không triệu chứng
Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài
Biểu hiện lâm sàng thực sự của AIDS
Diễn biến sau khi nhiễm HIV
Sau khi nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau: 
1. Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân… kiểu như bị cảm cúm. 
2. Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm. 
3. Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy… Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp. 
4. Giai đoạn bệnh AIDS: thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch… Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh. 
Phòng tránh
Vi rut HIV rất dễ lây, nhưng chúng ta có bị lây hay không tuỳ thuộc vào nhận thức của bạn và thái độ của bạn đối với HIV/AIDS. Nếu sự nhận thức và thái độ của bạn đúng và bạn biết sử dụng các phương pháp phòng ngừa, thì bạn không có nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngược lại nếu bạn không có thái độ đúng đắn và không có sự nhận thức đầy đủ về các phương pháp phòng ngừa thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao.
HIV/AIDS có thể được đề phòng thông qua các bước rất đơn giản:
Phòng nhiễm HIV lây qua đường tình dục
Không quan hệ tình dục - Là cách an toàn nhất bảo vệ bạn không những tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS mà còn có thể giúp bạn tránh lây nhiều bệnh khác.
Thực hiện cuộc sống tình dục lành mạnh, chung thuỷ với một bạn tình duy nhất - Là lá chắn ngăn chặn HIV và các bệnh tật khác bảo vệ cho bạn có sức khoẻ tốt và có cuộc sống lứa đôi hạnh phúc.
Thực hiện các hành vi tình dục an toàn hơn hoặc áp dụng kiểu tình dục không thâm nhập - tức là chỉ vuốt ve âu yếm.
Luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Tăng cường dịch vụ khám chữa bệnh lây qua đường tình dục có hiệu quả.
Phòng nhiễm HIV lây qua đường máu
Đảm bảo truyền máu an toàn, sàng lọc người cho máu và sàng lọc các túi máu trước khi truyền.
Chỉ truyền máu khi thật cần thiết.
Thực hiện truyền máu tự thân hoặc truyền máu từng phần.
Vận động hiến máu nhân đạo từ nhóm người có nguy cơ lây nhiễm thấp.
Thực hiện vô trùng, tiệt trùng trong y tế nhất là các dụng cụ lấy máu, các dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ hồi sức như các ống thông, ống dẫn lưu, ống nội khí quản, dụng cụ chữa răng…
Áp dụng các biện pháp dự phòng trong môi trường chăm sóc như đeo găng khi có tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh.
Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ gây mất máu phải truyền máu.
Không tiêm chích ma tuý.
Hạn chế thuốc tiêm, khuyến khích dùng thuốc uống.
Sử dụng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ đi.
Không dùng chung bơm kim tiêm.
Thực hiện vô trùng các dụng cụ xuyên chích qua da đúng phương pháp bằng cách:
. Đun sôi 20 phút kể từ lúc sôi.
. Sát trùng bơm kim tiêm với dung dịch sát trùng.
Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi kết hôn, khi quyết định có thai và khi có thai.
Người nhiễm HIV/AIDS không nên lập gia đình.
Người nhiễm HIV/AIDS nếu lấy vợ, lấy chồng thì phải dùng bao cao su trong quan hệ tình dục, đề phòng có thai và lây nhiễm HIV cho nhau.
Người nhiễm HIV không nên có thai để tránh rủi ro sinh ra một đứa trẻ nhiễm HIV. Nếu muốn để đẻ con thì người phụ nữ mang thai phải đến cơ sở sản khoa để được theo dõi, tư vấn để có thể được điều trị thuốc AZT nhằm giảm tỷ lệ lây truyền sang con.
Sau khi sinh con người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú sữa mẹ. Nếu không có khả năng nuôi trẻ bằng sữa thay thế, có thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đó cai sữa và cho ăn sam.
Điều trị
Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Gồm:
iệc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh.
Gồm:
1. Điều trị phơi nhiễm: là loại điều trị ngay sau khi có nguy cơ cao bị lây nhiễm, như quan hệ tình dục không an toàn, bị kim đâm chảy máuv.v... Điều trị này được coi như một cấp cứu nội khoa vì cần thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng vài giờ cho đến tối đa là 3 ngày.

2. Điều trị nhiễm trùng cơ hội: trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS, người có HIV bắt đầu xuất hiện các nhiễm trùng cơ hội từ nhẹ đến nặng như: tiêu chảy kéo dài, nấm miệng, lao...

3. Điều trị phòng lây nhiễm từ mẹ sang con: dành cho phụ nữ có HIV mang thai, thuốc uống được cấp miễn phí cho thai phụ tại các bệnh viện phụ sản.

4. Điều trị với thuốc kháng vi rút: hay còn gọi là điều trị ARV (anti retrovirus): hiện đang được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông và được điều trị miễn phí tại các Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng. Việc điều trị này nhằm mục đích giúp người có HIV phục hồi sức khỏe ở giai đoạn cận AIDS, cải thiện chất lượng cuộc sống, để người bệnh có thể tiếp tục làm việc, học tập, giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Điều trị ARV sớm quá hoặc muộn quá đều không có lợi. Loại điều trị đặc hiệu này được bắt đầu khi người bệnh có các nhiễm trùng cơ hội hoặc có số lượng lympho bào CD4 dưới 200/mm3. Người bệnh được sử dụng các loại thuốc phối hợp kháng vi rút theo phác đồ điều trị phối hợp 2 hay 3 loại thuốc. Để việc điều trị có hiệu quả người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Đây là loại điều trị lâu dài, do vậy cần có sự hợp tác của người bệnh, cũng như người bệnh cần phải được tham vấn đầy đủ để tuân thủ điều trị và hiểu rõ những lợi ích hoặc bất lợi của quá trình điều trị lâu dài này như thuốc có những phản ứng bất lợi như rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, nôn ói, dị ứng phát ban ngoài da, gây độc cho gan, thần kinh, gây dị dạng bào thai. ...
- Nếu dùng thêm các loại thuốc khác có thể làm giảm hiệu quả và tăng độc tính của thuốc điều trị HIV...
- Đây là một điều trị lâu dài, nếu thuốc phải mua thì rất tốn kém nên cần tính đến khả năng tài chánh.
- Việc bỏ dở điều trị, hay ngưng thuốc đột ngột sẽ tác hại lớn đến sức khoẻ.
Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Xét nghiệm kháng thể. Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịchhuỳnh quang.
Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịchhuỳnh quang.
2. Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase
Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase
3. Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...
hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...
4. Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội như giang mai, viêm gan B, lao...
 
Tác hại đối với cơ thể:

- Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...
Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi.
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
- Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị...
- Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị...
Tác hại của ma tuý
Ảnh hưởng đến bản thân :
- Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.
- Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là  HIV (dẫn đến cái chết).  Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ.
- Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
- Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
- Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.
- Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
Tác hại của ma tuý
Tác hại của ma tuý
Ảnh hưởng đến gia đình :
- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể  tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm,  ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện)
- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)
- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.
Tác hại của ma tuý
Ảnh hưởng đến xã hội :
- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách  xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý
- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống./-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)