Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Phương | Ngày 15/10/2018 | 237

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 KÌ I

Câu 1: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Trả lời:
* Máu gồm những thành phần:
- Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích
- TB máu : Chiếm 45% thể tích, đặc quánh màu đỏ thẫm . Gồm : Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu
* Khi truyền máu cần phải xét nghiệm trước để lựa chon loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
* Chức năng của huyết tương :
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch
- Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải
* Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2
Câu 2: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
Trả lời:
- Biện pháp
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Xây dựng môi trường trong sạch
+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi
Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?
Trả lời:
- Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
- No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.
- Cần ăn chậm nhai kỹ
Câu 4: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
Trả lời:
- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy,dịch ruột ).
- Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit ( tinh bột, đường đôi ), protein, lipit.
Câu 5: Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch?
Trả lời:
- Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch:
+ Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.
+ Do luyện tập thể thao quá sức, một số vi rut, vi khuẩn
- Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch:
+ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, không sử dụng các chất kích thích, tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ.
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật...
- Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp.
Câu 6: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
Trả lời:
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
+ Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic
+ Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
- Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến vị
Câu 7: Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng?
Trả lời:
Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Các cơ quan của đường dẫn khí: Mũi ( Họng ( thanh quản ( khí quản ( phế quản. Chức năng dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí
- Hai lá phổi: Chức năng trao đổi khí giũa cơ thể và môi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Phương
Dung lượng: 100,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)