Tư liệu đình phú tự
Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Thắm |
Ngày 11/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: tư liệu đình phú tự thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
1. Tên tình huống:
BÀI HỌC VỀ GIỮ GÌN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM QUA VĂN BẢN ĐÌNH PHÚ TỰ
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
“Văn hóa” là một từ đẹp, nó mang ý nghĩa chung khái quát về những nét riêng, nét đẹp của một con người nói riêng hay một đất nước, một dân tộc nói chung. Nói về văn hóa của Việt Nam thì ai cũng phải công nhận rằng “Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc dân tộc”. Vậy nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của người lớn mà còn là nhiệm vụ của thế hệ học sinh chúng em, bởi chúng em là những mầm xanh tương lai của đất nước, mang trong mình những dự định lớn lao, những hoài bão khôn cùng. Qua văn bản “Đình Phú Tự” của nhà văn Nguyễn Nhật Nam, học sinh chúng em càng thêm yêu quê hương mình hơn, tự hào về vùng đất Bến Tre này đã có những di văn, di vật còn giữ lại để góp phần tôn vinh vẻ đẹp của bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đây, chúng em mới nhận ra rằng sự liên quan giữa môn Ngữ văn và môn Giáo dục công dân vô cùng chặt chẽ, chính những bài văn hay như văn bản “Đình Phú Tự” đã làm cho học sinh biết yêu mến, tự hào về những bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Đình Phú Tự, tọa lạc tại ấp Phú Hào, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Đình đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh về kiến trúc nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian theo quyết định số 75/QĐ–UBND, ngày 10-01-2008.
Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Đặc biệt, người ta muốn đến ngôi đình này vì có cây di sản nổi tiếng “ bạch mai cổ thụ”, cây này đã sống hơn 300 năm. Ngày 13 tháng 2 năm 2014 UBND Thành phố Bến Tre tổ chức lễ đón bằng công nhận cây Bạch mai cổ thụ là Cây di sản Việt Nam.
Cây di sản bạch mai và bằng công nhận cây di sảnViệt Nam
Dưới tán cổ thụ Bạch Mai, có Bạch Mai bi ký do Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu và Bạch Mai thi hội lập năm 1998. Bia tạc bằng đá hoa cương, một mặt ghi bằng chữ Nôm, một mặt ghi bằng chữ Quốc ngữ. Bản quốc ngữ có nội dung như sau:
Phương Nam thời mở cõi
Rừng rậm, cồn hoang
Sấu ghé, cọp gầm.
Xứ cù lao bốn phương tụ hội
Người Bến Tre mở đất lập làng...
Khí thiêng sinh hoa quý
Đất linh trổ người tài
Ba trăm năm một cội thần mai
Trải mưa nắng thành chứng nhân lịch sử...
Bên cạnh đó thì những di văn của đình cũng là những di sản vô cùng quý báu.
Giải pháp giải quyết tình huống :
Quan sát tổng quan về ngôi đình cũng như đi sâu vào bên trong ngôi đình ta mới thấy tất cả cái hay, cái đẹp của ngôi đình cổ kính này.
Chỉ đi đến đình Phú Tự vào giữa tiết lập xuân và tiết thanh minh (từ rằm tháng giêng
đến rằm tháng hai âm lịch), mới thấy cây bạch mai nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng. Đặc biệt, mai chỉ nở về đêm.
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống :
Bước vào ngôi đình cổ kính, bất cứ ai cũng nhớ đến câu ca dao:
“Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Vì vậy nên tất cả những ai vào đây đều “ngã nón”, trông đình là điều tất nhiên nhưng ý nghĩa sâu xa của việc “ngã nón” là thể hiện lòng thành kính tận sâu trong tâm khảm của mỗi con người. Đây là tín ngưỡng nhưng nó lại là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam: biết nhớ ơn người đi trước - Những người đã lập nên ngôi đình này.
Phía trước cây bạch mai (tiền đình) là đàn xã tắc thờ thần Nông, ở đây có dựng một tấm bia lớn, mặt ngoài có hai câu liễn đối Phong hòa vũ thuận thiên niên phú. Quốc thới dân an vạn kỉ hưng (Tạm dịch: mưa thuận gió hòa ngàn năm giàu có. Đất nước thanh bình, dân chúng an ổn đời đời hưng thịnh). Mặt trong bia có hai chữ Thần nông bằng chữ Hán, hai bên hai câu liễn đối Thần nông bách thảo thiên thu tạo. Lục cốc ân quang vạn đại lưu(Tạm dịch : thần Nông ngàn năm tạo ra trăm ngàn cây cỏ. Ơn đức làm ra lúa thóc đậu mè còn lưu lại đời đời). Tương truyền khi nữ Oa đội đá vá trời với
BÀI HỌC VỀ GIỮ GÌN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM QUA VĂN BẢN ĐÌNH PHÚ TỰ
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
“Văn hóa” là một từ đẹp, nó mang ý nghĩa chung khái quát về những nét riêng, nét đẹp của một con người nói riêng hay một đất nước, một dân tộc nói chung. Nói về văn hóa của Việt Nam thì ai cũng phải công nhận rằng “Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc dân tộc”. Vậy nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của người lớn mà còn là nhiệm vụ của thế hệ học sinh chúng em, bởi chúng em là những mầm xanh tương lai của đất nước, mang trong mình những dự định lớn lao, những hoài bão khôn cùng. Qua văn bản “Đình Phú Tự” của nhà văn Nguyễn Nhật Nam, học sinh chúng em càng thêm yêu quê hương mình hơn, tự hào về vùng đất Bến Tre này đã có những di văn, di vật còn giữ lại để góp phần tôn vinh vẻ đẹp của bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đây, chúng em mới nhận ra rằng sự liên quan giữa môn Ngữ văn và môn Giáo dục công dân vô cùng chặt chẽ, chính những bài văn hay như văn bản “Đình Phú Tự” đã làm cho học sinh biết yêu mến, tự hào về những bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Đình Phú Tự, tọa lạc tại ấp Phú Hào, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Đình đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh về kiến trúc nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian theo quyết định số 75/QĐ–UBND, ngày 10-01-2008.
Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Đặc biệt, người ta muốn đến ngôi đình này vì có cây di sản nổi tiếng “ bạch mai cổ thụ”, cây này đã sống hơn 300 năm. Ngày 13 tháng 2 năm 2014 UBND Thành phố Bến Tre tổ chức lễ đón bằng công nhận cây Bạch mai cổ thụ là Cây di sản Việt Nam.
Cây di sản bạch mai và bằng công nhận cây di sảnViệt Nam
Dưới tán cổ thụ Bạch Mai, có Bạch Mai bi ký do Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu và Bạch Mai thi hội lập năm 1998. Bia tạc bằng đá hoa cương, một mặt ghi bằng chữ Nôm, một mặt ghi bằng chữ Quốc ngữ. Bản quốc ngữ có nội dung như sau:
Phương Nam thời mở cõi
Rừng rậm, cồn hoang
Sấu ghé, cọp gầm.
Xứ cù lao bốn phương tụ hội
Người Bến Tre mở đất lập làng...
Khí thiêng sinh hoa quý
Đất linh trổ người tài
Ba trăm năm một cội thần mai
Trải mưa nắng thành chứng nhân lịch sử...
Bên cạnh đó thì những di văn của đình cũng là những di sản vô cùng quý báu.
Giải pháp giải quyết tình huống :
Quan sát tổng quan về ngôi đình cũng như đi sâu vào bên trong ngôi đình ta mới thấy tất cả cái hay, cái đẹp của ngôi đình cổ kính này.
Chỉ đi đến đình Phú Tự vào giữa tiết lập xuân và tiết thanh minh (từ rằm tháng giêng
đến rằm tháng hai âm lịch), mới thấy cây bạch mai nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng. Đặc biệt, mai chỉ nở về đêm.
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống :
Bước vào ngôi đình cổ kính, bất cứ ai cũng nhớ đến câu ca dao:
“Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Vì vậy nên tất cả những ai vào đây đều “ngã nón”, trông đình là điều tất nhiên nhưng ý nghĩa sâu xa của việc “ngã nón” là thể hiện lòng thành kính tận sâu trong tâm khảm của mỗi con người. Đây là tín ngưỡng nhưng nó lại là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam: biết nhớ ơn người đi trước - Những người đã lập nên ngôi đình này.
Phía trước cây bạch mai (tiền đình) là đàn xã tắc thờ thần Nông, ở đây có dựng một tấm bia lớn, mặt ngoài có hai câu liễn đối Phong hòa vũ thuận thiên niên phú. Quốc thới dân an vạn kỉ hưng (Tạm dịch: mưa thuận gió hòa ngàn năm giàu có. Đất nước thanh bình, dân chúng an ổn đời đời hưng thịnh). Mặt trong bia có hai chữ Thần nông bằng chữ Hán, hai bên hai câu liễn đối Thần nông bách thảo thiên thu tạo. Lục cốc ân quang vạn đại lưu(Tạm dịch : thần Nông ngàn năm tạo ra trăm ngàn cây cỏ. Ơn đức làm ra lúa thóc đậu mè còn lưu lại đời đời). Tương truyền khi nữ Oa đội đá vá trời với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Thắm
Dung lượng: 3,56MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)