Tự học tự bồi dưỡng
Chia sẻ bởi Phan Thị Thu Hằng |
Ngày 09/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Tự học tự bồi dưỡng thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
Bài 1
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ NHỮNG ĐIỂM
CẦN LƯU Ý KHI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC
DIỄN CẢM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
- Lâu nay, dạy học phần đọc diễn cảm trong giờ tập đọc ở tiểu học ít được chú ý đúng mức bởi nhiều nguyên nhân từ phía GV, học sinh, đến chương trình SGK. Dạy tập đọc phải hướng đến giáo dục HS yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung.
- Tuy vậy để dạy một giờ tập đọc thành công trong đó có phần đọc diễn cảm vãn còn là những trăn trở đối với mỗi GV đứng trên bục giảng. Bởi dạy tốt phần luyện đọc diễn cảm trong giờ tập đọc, cần bảo đảm nhiều yếu tố và phối hợp nhiều hình thức dạy học sáng tạo từ phía GV đến học sinh.
- Đọc diễn cảm là hình thức đọc thành tiếng một cách rõ ràng, chính xác có ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung văn bản, nhằm truyền cảm được nội dung bài đọc đến người nghe. Để thực hiện tốt phần luyện đọc đúng (rõ ràng, chính xác), hiểu được nội dung của đoạn bài được đọc. Sau đó GV hướng dẫn HS thực hiện tốt các phương pháp, yếu tố luyện đọc diễn cảm sau:
Ngắt nghỉ giọng đúng lúc, đúng chỗ, bộc lộ được ý tứ nội dung bài đọc.
- Khi đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với danh giới ngữ đoạn. khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Sự phân chia lời ở dạng nói được hình thức hoá bằng chỗ ngắt giọng. Sự phân chia lời ở dạng viết đựoc hình thức hoá bàng dấu câu. Chỗ ngắt giọng cũng là một căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài đọc. Vì thế khi dạy một bài đọc cụ thể GV cần dự tính những chỗ HS hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
Nhịp điệu đọc thay đổi lúc chậm rãi, lúc dồn dập khẩn trương phù hợp với nội dung bài đọc
- Bên cạnh việc hướng dẫn HS ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp còn dạy cho HS tốc độ đọc đúng, ngắt giọng biểu cảm là đọc nhanh hay ngừng lâu hơn bình thường, hay dừng không do lô gic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc nhằm tạo nên những chỗ ngừng gây “ bão tố”, tập trung sự chú ý của người nghe vào từ ngữ sau chỗ ngừng, những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
VD: Sông La / ơi Sông La
Trong veo / như ánh mắt
Bè đi / chiều thì thầm
Gỗ lượn đàn thong thả.
(Bè xuôi Sông La- TV4, tập2)
Cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ.
Khi giảng dạy GV cần chú ý đến thể loại văn, thơ, truyện và ND, ý nghĩa của bài học để có phương pháp hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một cách cụ thể và chính xác nhất, không đọc chậm quá, nhanh quá hoặc liến thoáng làm cho người nghe khó theo dõi không hiểu đúng ND của bài học và ẩn ý của tác giả gửi gắm, bọc kín sau lớp vỏ ngôn từ.
VD: Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh / tre mãi / xanh màu / tre xanh.
(Tre VN – TV5)
Ở khổ thơ trên cần đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện được dụng ý của tác giả trong cách ngắt nhịp, cách ngắt dòng độc đáo. Sự trùng điệp của 3 dòng thơ “Mai sau” có giá trị biểu đạt đặc biệt, ý thơ âm vang bay bổng, câu thơ gợi ra những liên tưởng phong phú. Sự trường tồn của tre, của con người Việt Nam.
Giọng đọc lên cao hay xuống thấp
Để thực hiện đựơc yêu cầu này, trong giờ tập đọc GV không được coi nhẹ khâu nào (Đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm). Ba vấn đề này quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau để đạt được cái đích cuối cùng trong giờ tập đọc.
Tuy vậy để HS có giọng đọc phù hợp, chính xác thực hiện tốt kỹ năng đọc hiểu nhưu sau: Hiểu nghĩa từ, tìm được từ khoá, câu khoá trong bài, tóm tắt được ND của đoạn, bài, phát hiện ra yếu tố văn và gía trị của chúng trong việc biểu đạt ND. Cần chú ý đến các yếu tố nghẹ thuật được tác giả sử dụng trong văn thơ như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ.
Đ. Thay đổi sắc thái giọng đọc
Thông qua giọng đọc người đọc có thể biểu hiện được những sắc thái tình cảm đa dạng của con người như buồn, yêu, ghét,
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ NHỮNG ĐIỂM
CẦN LƯU Ý KHI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC
DIỄN CẢM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
- Lâu nay, dạy học phần đọc diễn cảm trong giờ tập đọc ở tiểu học ít được chú ý đúng mức bởi nhiều nguyên nhân từ phía GV, học sinh, đến chương trình SGK. Dạy tập đọc phải hướng đến giáo dục HS yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung.
- Tuy vậy để dạy một giờ tập đọc thành công trong đó có phần đọc diễn cảm vãn còn là những trăn trở đối với mỗi GV đứng trên bục giảng. Bởi dạy tốt phần luyện đọc diễn cảm trong giờ tập đọc, cần bảo đảm nhiều yếu tố và phối hợp nhiều hình thức dạy học sáng tạo từ phía GV đến học sinh.
- Đọc diễn cảm là hình thức đọc thành tiếng một cách rõ ràng, chính xác có ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung văn bản, nhằm truyền cảm được nội dung bài đọc đến người nghe. Để thực hiện tốt phần luyện đọc đúng (rõ ràng, chính xác), hiểu được nội dung của đoạn bài được đọc. Sau đó GV hướng dẫn HS thực hiện tốt các phương pháp, yếu tố luyện đọc diễn cảm sau:
Ngắt nghỉ giọng đúng lúc, đúng chỗ, bộc lộ được ý tứ nội dung bài đọc.
- Khi đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với danh giới ngữ đoạn. khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Sự phân chia lời ở dạng nói được hình thức hoá bằng chỗ ngắt giọng. Sự phân chia lời ở dạng viết đựoc hình thức hoá bàng dấu câu. Chỗ ngắt giọng cũng là một căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài đọc. Vì thế khi dạy một bài đọc cụ thể GV cần dự tính những chỗ HS hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
Nhịp điệu đọc thay đổi lúc chậm rãi, lúc dồn dập khẩn trương phù hợp với nội dung bài đọc
- Bên cạnh việc hướng dẫn HS ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp còn dạy cho HS tốc độ đọc đúng, ngắt giọng biểu cảm là đọc nhanh hay ngừng lâu hơn bình thường, hay dừng không do lô gic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc nhằm tạo nên những chỗ ngừng gây “ bão tố”, tập trung sự chú ý của người nghe vào từ ngữ sau chỗ ngừng, những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
VD: Sông La / ơi Sông La
Trong veo / như ánh mắt
Bè đi / chiều thì thầm
Gỗ lượn đàn thong thả.
(Bè xuôi Sông La- TV4, tập2)
Cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ.
Khi giảng dạy GV cần chú ý đến thể loại văn, thơ, truyện và ND, ý nghĩa của bài học để có phương pháp hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một cách cụ thể và chính xác nhất, không đọc chậm quá, nhanh quá hoặc liến thoáng làm cho người nghe khó theo dõi không hiểu đúng ND của bài học và ẩn ý của tác giả gửi gắm, bọc kín sau lớp vỏ ngôn từ.
VD: Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh / tre mãi / xanh màu / tre xanh.
(Tre VN – TV5)
Ở khổ thơ trên cần đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện được dụng ý của tác giả trong cách ngắt nhịp, cách ngắt dòng độc đáo. Sự trùng điệp của 3 dòng thơ “Mai sau” có giá trị biểu đạt đặc biệt, ý thơ âm vang bay bổng, câu thơ gợi ra những liên tưởng phong phú. Sự trường tồn của tre, của con người Việt Nam.
Giọng đọc lên cao hay xuống thấp
Để thực hiện đựơc yêu cầu này, trong giờ tập đọc GV không được coi nhẹ khâu nào (Đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm). Ba vấn đề này quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau để đạt được cái đích cuối cùng trong giờ tập đọc.
Tuy vậy để HS có giọng đọc phù hợp, chính xác thực hiện tốt kỹ năng đọc hiểu nhưu sau: Hiểu nghĩa từ, tìm được từ khoá, câu khoá trong bài, tóm tắt được ND của đoạn, bài, phát hiện ra yếu tố văn và gía trị của chúng trong việc biểu đạt ND. Cần chú ý đến các yếu tố nghẹ thuật được tác giả sử dụng trong văn thơ như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ.
Đ. Thay đổi sắc thái giọng đọc
Thông qua giọng đọc người đọc có thể biểu hiện được những sắc thái tình cảm đa dạng của con người như buồn, yêu, ghét,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Thu Hằng
Dung lượng: 126,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)