Truyện Trung Đại lớp 9

Chia sẻ bởi Đỗ Khánh Huyền | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Truyện Trung Đại lớp 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
-Nguyễn Dữ-
I.Kiến thức cơ bản

Tác giả
Nguyễn Dữ(?-?)
- Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương
- Là ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông sống ở thế kỉ XVI, thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi cáo quan về quê ở ẩn

Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của “Truyền kì nạm lục”, mượn cốt truyện của truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.

Ý nghĩa nhan đề
- Truyền kì mạn lục: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền

Đại ý
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch.
Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.

Nội dung
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Nghệ thuật
- Kết cấu độc đáo, sáng tạo.
- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.

Tóm tắt truyện
- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).
- Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.
- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian.
II. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Theo em, lý do nào khiến Vũ Nương tìm đến cái chết? Suy nghĩ về mơ ước và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
a. Lý do:
+ Chiến tranh phong kiến
+ Xã hội phong kiến hà khắc, chế độ phong kiến nam quyền độc đoán
+ Trương Sinh đa nghi, ít học, hồ đồ, độc đoán
+ Lời nói dối với mục đích hoàn toàn tốt đẹp của Vũ Nương
+ Lời nói ngây thơ của bé Đản
+Vì bị chồng nghi oan không chung thủy
+ Hạnh phúc gia đình tan vỡ không thể hàn gắn lại được.
b. Suy nghĩ về mơ ước và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: Họ đẹp người đẹp nết có mơ ước rất bình dị là được sống trong một gia đình hạnh phúc. Nhưng cuộc sống của họ luôn phải phụ thuộc bởi chế độ phong kiến hà khắc (trọng nam, khinh nữ) nên thân phận người phụ nữ chìm nổi lênh đênh, dẫn đến những kết cục bi thảm thật đáng thương.
2. Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Qua “Chuyện người con gái Nam Xương’, Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp trong tính cách của Vũ Nương. Dựa vào “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy làm sáng tỏ ý trên.
DÀN Y
A. Mở bài:
- DDVĐ: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Nêu vấn đề: Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp trong tính cách của Vũ Nương. Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
B. Thân bài: Làm rõ vẻ đẹp đức hạnh:
1.Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung:
- Khi mới về nhà chồng: hiểu rõ Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen, đối với vợ lại phòng ngừa qua sức, Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Khánh Huyền
Dung lượng: 104,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)