Truyen thong yte
Chia sẻ bởi Vũ Xuân Nhàn |
Ngày 09/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Truyen thong yte thuộc Toán học 2
Nội dung tài liệu:
TTYT Yên Định
Trạm Y tế Yên Trung
Bài truyền thông:
bệnh tay- chân - miệng cách phòng bệnh
Bệnh tay – chân - miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do virut đường ruột gây ra, bệnh được đặc biệt quan tâm vì dễ gây thành dịch với tỷ lệ biến chứng não cao. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hoá, nguồn lây chính trực tiếp phân người hoặc gián tiếp qua nước bọt của bệnh nhân bắn ra, qua thực phẩm,nước, đồ dùng, dụng cụ, bàn tay bẩn…bị ô nhiễm phân của người bệnh. Bệnh thường gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.
1- Triệu chứng lâm sàng :
- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày
- Giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi , đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như: loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước, đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông, tồn tại trong thời gian ngắn ( dưới 7 ngày ) sau đó để lại vết thâm, sốt nhẹ, nôn, nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh .
- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
2- Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Bệnh tay – chân - miệng có các biến chứng nguy hiểm:
Biến chứng rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
3- Phòng bệnh
Để phòng bệnh tay chân miệng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho trẻ từ ăn uống ( rửa tay trước khi ăn, khi chế biến thức ăn cho trẻ, chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay), vệ sinh môi trường trẻ chơi, những món đồ chơi cũng phải giữ sạch sẽ, không để trẻ ngậm, mút tay… Tránh không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh . Cách ly trẻ bị bệnh tại nhà, không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh. không dùng chung bát chén, thức ăn, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin2% Điểm quan trọng nữa là các bà mẹ cũng như giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo cần phát hiện sớm trẻ mắc bệnh để cách ly người bệnh kịp thời.
Hiện nay chưa có vaccin đặc hiệu để phòng bệnh.
Chú ý: Khi trẻ có các triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến cơ sở ytế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời .
Ngày 27 tháng 8 năm 2014
Duyệt UBND Xã Người Viết Bài
Trịnh
Trạm Y tế Yên Trung
Bài truyền thông:
bệnh tay- chân - miệng cách phòng bệnh
Bệnh tay – chân - miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do virut đường ruột gây ra, bệnh được đặc biệt quan tâm vì dễ gây thành dịch với tỷ lệ biến chứng não cao. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hoá, nguồn lây chính trực tiếp phân người hoặc gián tiếp qua nước bọt của bệnh nhân bắn ra, qua thực phẩm,nước, đồ dùng, dụng cụ, bàn tay bẩn…bị ô nhiễm phân của người bệnh. Bệnh thường gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.
1- Triệu chứng lâm sàng :
- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày
- Giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi , đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như: loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước, đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông, tồn tại trong thời gian ngắn ( dưới 7 ngày ) sau đó để lại vết thâm, sốt nhẹ, nôn, nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh .
- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
2- Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Bệnh tay – chân - miệng có các biến chứng nguy hiểm:
Biến chứng rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
3- Phòng bệnh
Để phòng bệnh tay chân miệng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho trẻ từ ăn uống ( rửa tay trước khi ăn, khi chế biến thức ăn cho trẻ, chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay), vệ sinh môi trường trẻ chơi, những món đồ chơi cũng phải giữ sạch sẽ, không để trẻ ngậm, mút tay… Tránh không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh . Cách ly trẻ bị bệnh tại nhà, không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh. không dùng chung bát chén, thức ăn, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin2% Điểm quan trọng nữa là các bà mẹ cũng như giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo cần phát hiện sớm trẻ mắc bệnh để cách ly người bệnh kịp thời.
Hiện nay chưa có vaccin đặc hiệu để phòng bệnh.
Chú ý: Khi trẻ có các triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến cơ sở ytế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời .
Ngày 27 tháng 8 năm 2014
Duyệt UBND Xã Người Viết Bài
Trịnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Xuân Nhàn
Dung lượng: 24,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)