Truyen thong y te
Chia sẻ bởi Vũ Xuân Nhàn |
Ngày 09/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: truyen thong y te thuộc Toán học 2
Nội dung tài liệu:
TTYT Yên Định
Trạm Y Tế Yên Trung
Bài truyền thông phòng chống bệnh tiêu chảy
Thời tiết khí hậu hiện nay đang diễn biến phức tạp, khắc nghiệt, nắng nóng, mưa lũ kéo dài nhiều ngày đã tạo điều kiện cho một số loại bệnh bùng phát và gây thành dịch ở nhiều nơi trong cả nước. như: Sốt xuất huyết Dengue,bệnh lỵ trực khuẩn và đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp có ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nguy hiểm dương tính với phẩy khuẩn tả( bệnh tả)..
Mùa hè cũng là dịp nhiều gia đình, cơ quan tổ chức đi du lịch dã ngoại, ăn uống khó đảm bảo vệ sinh ở những nơi đông người nên nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa nói chung và bệnh tả nói riêng càng cao. Để chủ động phòng chống bệnh chảy người dân cần nắm vững một số nội dung sau:
I. Nguyên nhân
Bệnh tiêu chảy là bệnh cấp tính do phẩy khuẩn tả ( Vibrio cholerae) gây ra. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống.
II. Đường lây
Bệnh tiêu chảy lây qua đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thủy hải sản.
III. Biểu hiện lâm sàng và mức độ nguy hiểm.
- Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải. Trụy tim mạch. Suy kiệt và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Tiêu chảy rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt lứa tuổi 6 tháng – 12 tháng. Tiêu chảy làm cho trẻ mất nước nhanh chóng, nếu không bù nước kịp thời dễ dẫn tới tử vong
- Mức độ nguy hiểm: bệnh được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”
IV. Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.
Bệnh tiêu chảy lây lan nhanh và dễ dẫn đến tử vong nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch lây lan, mọi người cần thực hiện 4 khuyến cáo sau đây.
1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh. Cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi tiêu.
- Phân và chất thải của người bệnh phải được quản lý và xử lý đúng quy định.
- Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin cúng giỗ.
- Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.
2. An toàn vệ sinh thực phẩm
- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín.
- Không ăn rau sống, không uống nước lã.
- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
- Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
- Tất cả nước ăn uống phải được sát khuẩn bằng hóa
Trạm Y Tế Yên Trung
Bài truyền thông phòng chống bệnh tiêu chảy
Thời tiết khí hậu hiện nay đang diễn biến phức tạp, khắc nghiệt, nắng nóng, mưa lũ kéo dài nhiều ngày đã tạo điều kiện cho một số loại bệnh bùng phát và gây thành dịch ở nhiều nơi trong cả nước. như: Sốt xuất huyết Dengue,bệnh lỵ trực khuẩn và đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp có ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nguy hiểm dương tính với phẩy khuẩn tả( bệnh tả)..
Mùa hè cũng là dịp nhiều gia đình, cơ quan tổ chức đi du lịch dã ngoại, ăn uống khó đảm bảo vệ sinh ở những nơi đông người nên nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa nói chung và bệnh tả nói riêng càng cao. Để chủ động phòng chống bệnh chảy người dân cần nắm vững một số nội dung sau:
I. Nguyên nhân
Bệnh tiêu chảy là bệnh cấp tính do phẩy khuẩn tả ( Vibrio cholerae) gây ra. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống.
II. Đường lây
Bệnh tiêu chảy lây qua đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thủy hải sản.
III. Biểu hiện lâm sàng và mức độ nguy hiểm.
- Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải. Trụy tim mạch. Suy kiệt và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Tiêu chảy rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt lứa tuổi 6 tháng – 12 tháng. Tiêu chảy làm cho trẻ mất nước nhanh chóng, nếu không bù nước kịp thời dễ dẫn tới tử vong
- Mức độ nguy hiểm: bệnh được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”
IV. Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.
Bệnh tiêu chảy lây lan nhanh và dễ dẫn đến tử vong nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch lây lan, mọi người cần thực hiện 4 khuyến cáo sau đây.
1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh. Cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi tiêu.
- Phân và chất thải của người bệnh phải được quản lý và xử lý đúng quy định.
- Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin cúng giỗ.
- Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.
2. An toàn vệ sinh thực phẩm
- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín.
- Không ăn rau sống, không uống nước lã.
- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
- Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
- Tất cả nước ăn uống phải được sát khuẩn bằng hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Xuân Nhàn
Dung lượng: 27,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)