Truyen ngan hay-Cơ hội
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thành |
Ngày 08/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: truyen ngan hay-Cơ hội thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Cơ hội
Người trình bày: Lê Ngọc Thành
Hai người từ nông thôn lên thành phố kiếm việc làm. Một người định đi Thượng Hải, một người định đi Bắc Kinh.
Trước khi lên tàu, hai người đột nhiên thay đổi ý định khi họ nghe được những lời bàn tán ở nhà ga và hai người biết: Người dân Thượng Hải nhanh nhạy, người tỉnh ngoài đến hỏi đường cũng phải trả tiền ; người dân Bắc Kinh chất phác, thấy người ăn xin không những cho bánh mì mà còn cho cả quần áo cũ.
Người định đi Thượng Hải nghĩ: Hay là đi Bắc Kinh tốt hơn, nếu ta không kiếm được tiền cũng không sợ đói.
Người đi Bắc Kinh nghĩ: Hay là đi Thượng Hải tốt hơn, chỉ đường cho người ta cũng kiếm được tiền, Thượng Hải thật dễ kiếm tiền.
Thế là hai người đổi vé cho nhau, người định đi Thượng Hải thì đi Bắc Kinh và người định đi Bắc Kinh thì đi Thượng Hải.
Người đến Bắc Kinh phát hiện: Bắc Kinh quả thật rất tốt, không những ở trước các Ngân hàng có nước khoáng được uống tự do, mà tại các điểm quảng cáo đến ăn điểm tâm cũng không mất tiền.
Người đến Thượng Hải phát hiện Thượng Hải quả là rất tốt: Chỉ đường có thể kiếm được tiền, trông nhà vệ sinh cũng có thể kiếm được tiền, múc chậu nước để cho người ta rửa mặt cũng có thể kiếm được tiền. Chỉ cần động não, động tay chân làm một cái gì đó là kiếm được tiền.
Bằng nhận thức và tình yêu của một người nông dân gắn bó với đất, người đến Thượng Hải ra ngoại thành lấy đất giàu chất mùn chở vào thành phố bán cho người ta trồng cây cảnh, mỗi ngày cũng kiếm được 50 đồng.
Qua ba năm cần cù lao động, anh ta mua được một căn nhà nhỏ ở mặt phố. Sau đó, anh ta nhận thấy rằng các nhà hàng và cửa hiệu ở Thượng Hải rất tráng lệ nhưng các biển hiệu lại rất bẩn vì bụi, nên anh ta thành lập một công ty nhỏ chuyên cọ rửa biển hiệu.
Công ty của anh ta làm ăn ngày một phát đạt và mở rộng kinh doanh đến tận Hàng Châu, Nam Kinh.
Không lâu sau, anh ta đi Bắc Kinh để khảo sát thị trường. Khi tàu đến ga Bắc Kinh, có một người nhặt rác thò đầu vào toa giường nằm chìa tay xin anh ta cái vỏ chai nước khoáng: Hai người đều ngẩn ngơ trong giây lát, vì họ nhận ra 8 năm trước chính họ đã đổi vé cho nhau.
LỜI BÀN
Câu chuyện trên đã cho chúng thấy: Đầu tiên, cơ hội đến với mõi người chúng ta đều rất công bằng, nhưng cơ hội chỉ dành cho người có khả năng kịp thời nắm lấy cơ hội. Tám năm trước, chuyện về người Bắc Kinh chất phác và người Thượng Hải nhanh nhạy thì cả hai người nông dân từ nông thôn lên thành phố đều nghe thấy.
Nhưng người định đi Bắc Kinh cho rằng: Đi Thượng Hải tốt hơn vì làm gì cũng có được tiền. Anh ta không những kịp thời nhận ra được cơ hội mà còn kịp thời nắm bắt cơ hội, anh ta kiên quyết từ bỏ ý định đi Bắc Kinh ban đầu để đi Thượng Hải làm giàu.
Ngược lại, người dự định đi Thượng Hải lại cho rằng đi Bắc Kinh tốt hơn, cho dù không kiếm được tiền cũng không lo bị đói.
Anh ta là người không có tầm nhìn sắc sảo để nhận ra cơ hội, cơ hội kiếm tiền xuất hiện chỉ như cơn gió thoảng qua. Quả là “Sai một li đi một dặm”, sự lựa chọn con đường khác nhau, kết quả cũng khác hẳn nhau.
Một nhà tâm lí học nổi tiếng nói một câu như thế này: “Nếu thời gian có thể đi ngược trở lại thì sẽ có một nửa số người trên thế giới trở thành vĩ nhân”. Giả dụ thời gian có thể quay ngược lại 8 năm trước, tôi tin rằng: Người đã đi Bắc Kinh nhất định sẽ giữ nguyên ý định đi Thượng Hải ban đầu.
Nhưng đáng tiếc thời gian không thể quay ngược, cho nên chỉ vì “sai một li” nên thế giới này có người tỉ phú, kẻ thì phải đi ăn mày ; có người học hành thành đạt và cũng có kẻ lại chẳng có một chữ nào trong đầu.
Và ta cũng có thể nói rằng, trên con đường của cuộc sống, lựa chọn thế nào thì cuộc sống sẽ như thế đó.
Người trình bày: Lê Ngọc Thành
Hai người từ nông thôn lên thành phố kiếm việc làm. Một người định đi Thượng Hải, một người định đi Bắc Kinh.
Trước khi lên tàu, hai người đột nhiên thay đổi ý định khi họ nghe được những lời bàn tán ở nhà ga và hai người biết: Người dân Thượng Hải nhanh nhạy, người tỉnh ngoài đến hỏi đường cũng phải trả tiền ; người dân Bắc Kinh chất phác, thấy người ăn xin không những cho bánh mì mà còn cho cả quần áo cũ.
Người định đi Thượng Hải nghĩ: Hay là đi Bắc Kinh tốt hơn, nếu ta không kiếm được tiền cũng không sợ đói.
Người đi Bắc Kinh nghĩ: Hay là đi Thượng Hải tốt hơn, chỉ đường cho người ta cũng kiếm được tiền, Thượng Hải thật dễ kiếm tiền.
Thế là hai người đổi vé cho nhau, người định đi Thượng Hải thì đi Bắc Kinh và người định đi Bắc Kinh thì đi Thượng Hải.
Người đến Bắc Kinh phát hiện: Bắc Kinh quả thật rất tốt, không những ở trước các Ngân hàng có nước khoáng được uống tự do, mà tại các điểm quảng cáo đến ăn điểm tâm cũng không mất tiền.
Người đến Thượng Hải phát hiện Thượng Hải quả là rất tốt: Chỉ đường có thể kiếm được tiền, trông nhà vệ sinh cũng có thể kiếm được tiền, múc chậu nước để cho người ta rửa mặt cũng có thể kiếm được tiền. Chỉ cần động não, động tay chân làm một cái gì đó là kiếm được tiền.
Bằng nhận thức và tình yêu của một người nông dân gắn bó với đất, người đến Thượng Hải ra ngoại thành lấy đất giàu chất mùn chở vào thành phố bán cho người ta trồng cây cảnh, mỗi ngày cũng kiếm được 50 đồng.
Qua ba năm cần cù lao động, anh ta mua được một căn nhà nhỏ ở mặt phố. Sau đó, anh ta nhận thấy rằng các nhà hàng và cửa hiệu ở Thượng Hải rất tráng lệ nhưng các biển hiệu lại rất bẩn vì bụi, nên anh ta thành lập một công ty nhỏ chuyên cọ rửa biển hiệu.
Công ty của anh ta làm ăn ngày một phát đạt và mở rộng kinh doanh đến tận Hàng Châu, Nam Kinh.
Không lâu sau, anh ta đi Bắc Kinh để khảo sát thị trường. Khi tàu đến ga Bắc Kinh, có một người nhặt rác thò đầu vào toa giường nằm chìa tay xin anh ta cái vỏ chai nước khoáng: Hai người đều ngẩn ngơ trong giây lát, vì họ nhận ra 8 năm trước chính họ đã đổi vé cho nhau.
LỜI BÀN
Câu chuyện trên đã cho chúng thấy: Đầu tiên, cơ hội đến với mõi người chúng ta đều rất công bằng, nhưng cơ hội chỉ dành cho người có khả năng kịp thời nắm lấy cơ hội. Tám năm trước, chuyện về người Bắc Kinh chất phác và người Thượng Hải nhanh nhạy thì cả hai người nông dân từ nông thôn lên thành phố đều nghe thấy.
Nhưng người định đi Bắc Kinh cho rằng: Đi Thượng Hải tốt hơn vì làm gì cũng có được tiền. Anh ta không những kịp thời nhận ra được cơ hội mà còn kịp thời nắm bắt cơ hội, anh ta kiên quyết từ bỏ ý định đi Bắc Kinh ban đầu để đi Thượng Hải làm giàu.
Ngược lại, người dự định đi Thượng Hải lại cho rằng đi Bắc Kinh tốt hơn, cho dù không kiếm được tiền cũng không lo bị đói.
Anh ta là người không có tầm nhìn sắc sảo để nhận ra cơ hội, cơ hội kiếm tiền xuất hiện chỉ như cơn gió thoảng qua. Quả là “Sai một li đi một dặm”, sự lựa chọn con đường khác nhau, kết quả cũng khác hẳn nhau.
Một nhà tâm lí học nổi tiếng nói một câu như thế này: “Nếu thời gian có thể đi ngược trở lại thì sẽ có một nửa số người trên thế giới trở thành vĩ nhân”. Giả dụ thời gian có thể quay ngược lại 8 năm trước, tôi tin rằng: Người đã đi Bắc Kinh nhất định sẽ giữ nguyên ý định đi Thượng Hải ban đầu.
Nhưng đáng tiếc thời gian không thể quay ngược, cho nên chỉ vì “sai một li” nên thế giới này có người tỉ phú, kẻ thì phải đi ăn mày ; có người học hành thành đạt và cũng có kẻ lại chẳng có một chữ nào trong đầu.
Và ta cũng có thể nói rằng, trên con đường của cuộc sống, lựa chọn thế nào thì cuộc sống sẽ như thế đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)