Truyện Kiều còn, tiếng ta còn...

Chia sẻ bởi Đoàn Minh Thiện | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn... thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn...
SATURDAY, 11. APRIL 2009, 03:00:35
DANH SĨ ĐấT BÌNH GIANG
Khi nghe giảng Truyện Kiều, chúng ta thường được nghe những đánh giá về tác phẩm bất hủ này, trong đó có nhận định "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn". Người đưa ra nhận định đó là chủ bút báo Nam Phong, Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại triều đình Huế - Phạm Quỳnh. Ông quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng sinh ở Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu với các bạn và các em bài viết của nhà báo Xuân Ba đăng trên báo Tiền Phong năm 2005 để hiểu thêm về tài năng và những đánh giá xung quanh học giả Phạm Quỳnh. Note: Nhạc sĩ Phạm Tuyên với nhiều ca khúc được giảng dạy trong nhà trường là con thứ 9 của học giả Phạm Quỳnh.
Từ Tổng Biên tập tới Bộ trưởng hay động cơ làm quan của Phạm Quỳnh Trong báo cáo ngày mồng 8 tháng Giêng năm 1945 gửi cho đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant, ông Thống sứ Trung Kỳ Healewyn đã phàn nàn về Phạm Quỳnh như thế này... Hội Trí Tri Bắc Kỳ - Hội trưởng Phạm Quỳnh, thứ 4 (hàng thứ nhất, từ trái sang) Vị thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói không bao giờ bằng vũ khí cho sự bảo trợ của Pháp cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình. Một lần nữa vị Thượng Thư Bộ Lại đã kịch liệt chỉ trích việc trưng thu gạo cho những người Nhật. Ông ta đã nhắc lại lời đề nghị của mình về xứ Bắc Kỳ và sự giải phóng mà người Pháp đã hứa. Tôi đã nhận xét với Hoàng đế Bảo Đại là vị Thượng thư Bộ Lại của ông ta đã vượt quá chức trách của mình khi vẫn khăng khăng đòi mở rộng quyền hạn của Viện Cơ Mật. Ông ta đòi chúng ta phải triển khai trong thời gian ngắn những lời hứa về sự giải phóng tiến bộ theo một kỳ hạn chính xác và đòi chúng ta khôi phục cho nhà Vua những biểu hiện của một chủ quyền quốc gia trải rộng ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Phạm Quỳnh còn dọa sẽ khuyến khích phong trào chống đối nếu như trong những tháng tới chúng ta không thương lượng với vua Bảo đại về một thể chế chính trị cho phép chuyển chế độ bảo hộ thành một kiểu Commonwealth (khối thịnh vượng chung) trong đó những chức vị chính sẽ được giao cho người bản địa. Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ. Cho tới nay đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng nếu ông ta để cho mình bị cám dỗ bởi những lời hứa hẹn về Thuyết Đại Đông á của người Nhật Bản. Năm 1932, Phạm Quỳnh rời tờ Nam Phong (cũng từ thời điểm ấy vắng một người chủ trương sâu sát, Nam Phong gần như tuột dốc chất lượng kém hẳn để đình bản hai năm sau đó) được vời vào Huế. Thoạt đầu làm Ngự tiền Văn phòng sau rồi Thượng thư Bộ Học ( Giáo dục) cho đến năm 1944 thì chuyển chức Thượng thư Bộ Lại - Bộ Nội vụ. Về con đường hoạn lộ của Phạm Quỳnh cũng có nhiều ý kiến. Phạm Quỳnh có ôm ấp ý định làm quan không? Có thể tham khảo những lời nhận xét sau đây của nhà văn Nguyễn Công Hoan “Khi viết truyện Kép Tư Bền, tôi liên tưởng ngay đến bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm chính là trường hợp của Phạm Quỳnh! Tôi cho Phạm Quỳnh là người có chính kiến. Thấy nước ta ba kỳ có ba chế độ chính trị khác nhau. Nguyễn Văn Vĩnh mới chủ trương thuyết Trực trị. Người Pháp trực tiếp cai trị người An Nam như ở Nam Kỳ không phải vua quan người Nam thì dân được hưởng chế độ rộng rãi hơn. Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Minh Thiện
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)