Truong trung hoc co so
Chia sẻ bởi Chu Ngọc Đức |
Ngày 10/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: truong trung hoc co so thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN PHÚ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6
(Thời gian làm bài 45 phút)
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm).
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.
Câu 1. Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của chất lỏng là không đúng?
A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
B. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
C. Chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.
D. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
Câu 2. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng cho các chất lỏng theo thứ tự nở vì nhiệt ít hơn đến nhiều hơn?
A. Nước, dầu hỏa, rượu. B. Rượu, dầu hỏa, nước.
C. Rượu, nước, dầu hỏa. D. Dầu hỏa, nước, rượu.
Câu 3. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để hở một khe hở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray?
A. Để dễ lắp đặt thanh ray.
B. Để tiết kiệm nguyên liệu.
C. Để ngăn cản sự dãn nở vì nhiệt của thanh ray.
D. Để khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dãn nở mà không bị ngăn cản.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự nóng chảy?
A. Sương đọng lại trên lá cây. B. Lấy đá từ tủ lạnh ra ngoài.
C. Phơi khô quần áo ngoài nắng. D. Đun nước đổ đầy ấm, nước tràn ra ngoài.
Câu 5. Một vật đặc có khối lượng là 200g và thể tích là 2 cm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là:
A. 1 N/m3 B. 1000000 N/m3
C. 100 N/m3 D. 1000 N/m3
Câu 6. Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì
A. ống nhiệt kế dài ra.
B. ống nhiệt kế ngắn lại
C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.
Câu 7. Cho hình mô tả cây thước:
Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước lần lượt là
A. 100 cm và 1 cm. B. 100 cm và 2,5 cm.
C. 100 cm và 10 cm D. 100 cm và 2 cm.
Câu 8. Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ nào sau đây?
A. Nhiệt độ sôi của nước. B. Nhiệt độ cơ thể người.
C. Nhiệt độ không khí trong phòng. D. Nhiệt độ của nước đang tan.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 9. (3,0 điểm).
Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy, sự đông đặc.
Câu 10. (3,0 điểm)
Khi đun nóng một chất rắn người ta theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và ghi nhận được bảng số liệu sau:
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
Nhiệt độ (oC)
42
137
232
327
327
327
422
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian.
b) Rút ra những nhận xét về sự thay đổi trạng thái của chất. Chất rắn đó là chất gì?
———- HẾT ——–
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6
(Thời gian làm bài 45 phút)
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm).
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.
Câu 1. Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của chất lỏng là không đúng?
A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
B. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
C. Chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.
D. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
Câu 2. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng cho các chất lỏng theo thứ tự nở vì nhiệt ít hơn đến nhiều hơn?
A. Nước, dầu hỏa, rượu. B. Rượu, dầu hỏa, nước.
C. Rượu, nước, dầu hỏa. D. Dầu hỏa, nước, rượu.
Câu 3. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để hở một khe hở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray?
A. Để dễ lắp đặt thanh ray.
B. Để tiết kiệm nguyên liệu.
C. Để ngăn cản sự dãn nở vì nhiệt của thanh ray.
D. Để khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dãn nở mà không bị ngăn cản.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự nóng chảy?
A. Sương đọng lại trên lá cây. B. Lấy đá từ tủ lạnh ra ngoài.
C. Phơi khô quần áo ngoài nắng. D. Đun nước đổ đầy ấm, nước tràn ra ngoài.
Câu 5. Một vật đặc có khối lượng là 200g và thể tích là 2 cm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là:
A. 1 N/m3 B. 1000000 N/m3
C. 100 N/m3 D. 1000 N/m3
Câu 6. Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì
A. ống nhiệt kế dài ra.
B. ống nhiệt kế ngắn lại
C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.
Câu 7. Cho hình mô tả cây thước:
Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước lần lượt là
A. 100 cm và 1 cm. B. 100 cm và 2,5 cm.
C. 100 cm và 10 cm D. 100 cm và 2 cm.
Câu 8. Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ nào sau đây?
A. Nhiệt độ sôi của nước. B. Nhiệt độ cơ thể người.
C. Nhiệt độ không khí trong phòng. D. Nhiệt độ của nước đang tan.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 9. (3,0 điểm).
Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy, sự đông đặc.
Câu 10. (3,0 điểm)
Khi đun nóng một chất rắn người ta theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và ghi nhận được bảng số liệu sau:
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
Nhiệt độ (oC)
42
137
232
327
327
327
422
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian.
b) Rút ra những nhận xét về sự thay đổi trạng thái của chất. Chất rắn đó là chất gì?
———- HẾT ——–
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Ngọc Đức
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)