Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Phương Ngân | Ngày 16/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 28/10/2015
Ngày dạy:05/11/2015
Tiết 22:
TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC
CẠNH-CẠNH-CẠNH (c.c.c)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức: -Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của 2 tam giác.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.Luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình chính xác. Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.
4. Phát triển năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự sáng tạo; năng lực sử dụng ngôn ngữ và ký hiệu hình học; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
III . TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ?
Để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra những điều kiện gì ?
Trả lời:
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
(ABC và (A`B`C` có
AB=A`B`; AC=A`C`; BC=B`C`
 = ; = ; = 
→ ∆ABC = ∆A’B’C’
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau, ta nêu ra sáu điều kiện
bằng nhau. Vậy chỉ cần số điều kiện ít hơn 6 có thể kết luận được hai tam
giác bằng nhau không ? Bài học hôm nay cho biết câu trả lời. Ta xét
trường hợp thứ nhất của hai tam giác bằng nhau.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh
? Tìm hiểu nội dung bài toán SGK – 112
HS: Đọc bài toán SGK – 112
? Ta cần dụng cụ nào để vẽ tam giác ABC thỏa mãn yêu cầu?
HS: Thước thẳng, compa.
? Khi vẽ tam giác biết ba cạnh ta nên vẽ cạnh nào trước?
HS: Vẽ cạnh có độ dài lớn nhất trước.
GV: Hướng dẫn HS vẽ tam giác ABC thỏa mãn độ dài ba cạnh ( sử dụng trang powerpoint có nhúng lập trình mô phỏng vẽ tam giác ABC biết ba cạnh đồng thời nêu từng thao tác cho HS nghe – nhìn đầy đủ)
HS: Vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
GV nhận xét chung về tinh thần thực hành và bài làm của HS.
? Vẽ tam giác A’B’C’ có : A’B’ = 2cm; A’C’ = 3cm; B’C’ = 4cm.
HS: thực hành vẽ hình.
? Dự đoán gì về tam giác ABC và tam giác A’B’C’?
HS: (ABC = (A`B`C`
Hoạt động 2: Tìm hiểu trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh
- GV yêu cầu HS thực hành đo các góc của hai tam giác ABC và A’B’C’ và so sánh:
𝐴 𝑣à
𝐴;
𝐵 𝑣à
𝐵 ;
𝐶 𝑣à
𝐶

- Cả lớp làm bài


. Em có nhận xét gì về 2 tam giác này.

- Cả lớp làm việc theo nhóm, 2 học sinh lên bảng trình bày.
? Qua bài toán trên em có thể đưa ra dự đoán như thế nào khi hai tam giác có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau
HS: hai tam giác có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì sẽ bằng nhau.
- Giáo viên chốt. - Giáo viên đưa lên:
Nếu (ABC và (A`B`C` có: AB = A`B`, BC = B`C`, AC = A`C` thì kết luận gì về 2 tam giác này.
- GV giới thiệu trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác.
HS: đọc tính chất và ghi GT, KL.
? tính chất cơ bản trên có tác dụng như thế nào?
HS: Khẳng định hai tam giác bằng nhau chỉ dựa vào xét 3 cặp cạnh bằng nhau.
*Nhấn mạnh: Qui ước khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên đỉnh tương ứng được viết theo cùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Phương Ngân
Dung lượng: 236,38KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)