TRỒNG CÂY - SỰ NGHIỆP TRỐNG NGƯỜI
Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn |
Ngày 11/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: TRỒNG CÂY - SỰ NGHIỆP TRỐNG NGƯỜI thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Bác Hồ với tết trồng cây
Mỗi độ Tết đến Xuân về, nhìn những rừng cây, vườn cây, hàng cây tươi tốt đang đâm chồi, nẩy lộc, nở hoa, chúng ta luôn nhớ đến công lao vun trồng của Bác, nhớ về Tết trồng cây do Người khởi xướng cách nay đã 47 mùa xuân.
Những năm tháng miền Bắc mới được giải phóng, làng mạc còn xác xơ, cháy xém bởi bom đạn chiến tranh, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ cực, cây cối ruộng vườn bị tàn phá, đây đó không còn mấy bóng cây xanh, mà chỉ sừng sững những đồn bốt, lô cốt giặc để lại. Mỗi khi trên đường công tác, nhìn cảnh tượng ấy, Bác luôn nghĩ tới việc trồng cây gây rừng, để vừa nâng cao đời sống nhân dân, vừa chống đỡ với hiểm hoạ của thiên nhiên. Bác đã nói với đồng chí cán bộ đi cùng là phải “Trồng đời này sang đời khác. Không trồng cây, chặt phá rừng thế này thì lũ bão sẽ quét sạch. Trồng cây không phải chỉ để lấy gỗ làm nhà, lấy củi để đun mà còn là bảo vệ thiên nhiên”.
Trong tư tưởng chỉ đạo và mối quan tâm của Bác, thì việc trồng cây, bảo vệ rừng phải được coi trong trên tất cả các vùng, miền, từ miền núi, trung du, đến đồng bằng, ven biển, Bác nói: “Việc trồng cây không phải chỉ ở trên đồi trọc. ở đồng bằng, trong làng không có cây cũng chết. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều giông bão, mỗi làng phải là một rừng cây, rừng tre. Nhiều làng là cả một cánh rừng tầng tầng, lớp lớp chống bão thì sức gió, sự tàn phá của bão giảm đi nhiều, đỡ bao nhiêu thiệt hại. Và đường phố, bờ biển, bãi cát cũng phải có cây”. Với tầm nhìn xa và hiểu thấu, Bác đã chỉ rõ là “trồng cây có nhiều cái lợi, lợi trước mắt và lợi sau này”, do vậy Bác thường dặn dò, nhắc nhở trồng cây trong mỗi dịp Bác về thăm các địa phương, hoặc nói chuyện ở các lớp học, các đại hội… Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc năm 1958, Bác đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Những suy tư, trăn trở của Bác về việc “để giải quyết vấn đề nhà ở của nông dân” và để làm cho “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn”, đã trở thành lời kêu gọi và phát động phong trào trồng cây của Bác. Trong bài viết Tết trồng cây, đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 28-11-1959, nhân dịp toàn dân ta đang sôi nổi thi đua để lập thành tích chúc mừng Đảng ta 30 tuổi, Bác viết: “Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Và yêu cầu ban đầu Bác đưa ra cũng nhẹ nhàng và thiết thực: “Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt”. Sau phát động Tết trồng cây năm ấy, Bác đã là người đầu tiên và gương mẫu thực hiện, trồng cây đa tại công viên Thống Nhất (nay là công viên Lê-Nin) vào ngày 11-1-1960, mở đầu cho phong tục mới vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Kể từ đó cho đến trước lúc “đi xa”, năm nào Bác cũng dành thời gian để viết bài trên báo, đến cơ sở trồng cây và nói chuyện với nhân dân. Bác cũng luôn quan tâm và thường xuyên theo dõi sát tình hình Tết trồng cây, biểu dương kịp thời những cá nhân, đơn vị làm tốt, phê phán, nhắc nhở những nơi còn yếu, làm chưa đúng. Ngay sau Tết trồng cây đầu tiên (1960), Bác đã có những bài viết biểu dương kết quả bước đầu thực hiện Tết trồng cây và chỉ ra những khuyết điểm cần khắc phục, Bác viết: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi, chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục. Do đó, trong đợt một thì làm ào ạt. Về sau có vẻ nguội dần”. 5 năm sau đó (1965), Bác đánh giá: “Tết trồng cây bắt đầu phổ biến từ mùa xuân năm 1960. Vì lợi ích rõ rệt, cho nên nhân dân hăng hái hưởng ứng và nhiều nơi đã thành một phong trào quần chúng”. Đồng thời, Bác cũng nêu những nhận xét cụ thể: “Có những tỉnh tổ chức Tết trồng cây tốt, như Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Có những tỉnh cũng khá, nhưng còn chậm, như Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Bắc.
Mỗi độ Tết đến Xuân về, nhìn những rừng cây, vườn cây, hàng cây tươi tốt đang đâm chồi, nẩy lộc, nở hoa, chúng ta luôn nhớ đến công lao vun trồng của Bác, nhớ về Tết trồng cây do Người khởi xướng cách nay đã 47 mùa xuân.
Những năm tháng miền Bắc mới được giải phóng, làng mạc còn xác xơ, cháy xém bởi bom đạn chiến tranh, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ cực, cây cối ruộng vườn bị tàn phá, đây đó không còn mấy bóng cây xanh, mà chỉ sừng sững những đồn bốt, lô cốt giặc để lại. Mỗi khi trên đường công tác, nhìn cảnh tượng ấy, Bác luôn nghĩ tới việc trồng cây gây rừng, để vừa nâng cao đời sống nhân dân, vừa chống đỡ với hiểm hoạ của thiên nhiên. Bác đã nói với đồng chí cán bộ đi cùng là phải “Trồng đời này sang đời khác. Không trồng cây, chặt phá rừng thế này thì lũ bão sẽ quét sạch. Trồng cây không phải chỉ để lấy gỗ làm nhà, lấy củi để đun mà còn là bảo vệ thiên nhiên”.
Trong tư tưởng chỉ đạo và mối quan tâm của Bác, thì việc trồng cây, bảo vệ rừng phải được coi trong trên tất cả các vùng, miền, từ miền núi, trung du, đến đồng bằng, ven biển, Bác nói: “Việc trồng cây không phải chỉ ở trên đồi trọc. ở đồng bằng, trong làng không có cây cũng chết. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều giông bão, mỗi làng phải là một rừng cây, rừng tre. Nhiều làng là cả một cánh rừng tầng tầng, lớp lớp chống bão thì sức gió, sự tàn phá của bão giảm đi nhiều, đỡ bao nhiêu thiệt hại. Và đường phố, bờ biển, bãi cát cũng phải có cây”. Với tầm nhìn xa và hiểu thấu, Bác đã chỉ rõ là “trồng cây có nhiều cái lợi, lợi trước mắt và lợi sau này”, do vậy Bác thường dặn dò, nhắc nhở trồng cây trong mỗi dịp Bác về thăm các địa phương, hoặc nói chuyện ở các lớp học, các đại hội… Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc năm 1958, Bác đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Những suy tư, trăn trở của Bác về việc “để giải quyết vấn đề nhà ở của nông dân” và để làm cho “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn”, đã trở thành lời kêu gọi và phát động phong trào trồng cây của Bác. Trong bài viết Tết trồng cây, đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 28-11-1959, nhân dịp toàn dân ta đang sôi nổi thi đua để lập thành tích chúc mừng Đảng ta 30 tuổi, Bác viết: “Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Và yêu cầu ban đầu Bác đưa ra cũng nhẹ nhàng và thiết thực: “Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt”. Sau phát động Tết trồng cây năm ấy, Bác đã là người đầu tiên và gương mẫu thực hiện, trồng cây đa tại công viên Thống Nhất (nay là công viên Lê-Nin) vào ngày 11-1-1960, mở đầu cho phong tục mới vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Kể từ đó cho đến trước lúc “đi xa”, năm nào Bác cũng dành thời gian để viết bài trên báo, đến cơ sở trồng cây và nói chuyện với nhân dân. Bác cũng luôn quan tâm và thường xuyên theo dõi sát tình hình Tết trồng cây, biểu dương kịp thời những cá nhân, đơn vị làm tốt, phê phán, nhắc nhở những nơi còn yếu, làm chưa đúng. Ngay sau Tết trồng cây đầu tiên (1960), Bác đã có những bài viết biểu dương kết quả bước đầu thực hiện Tết trồng cây và chỉ ra những khuyết điểm cần khắc phục, Bác viết: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi, chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục. Do đó, trong đợt một thì làm ào ạt. Về sau có vẻ nguội dần”. 5 năm sau đó (1965), Bác đánh giá: “Tết trồng cây bắt đầu phổ biến từ mùa xuân năm 1960. Vì lợi ích rõ rệt, cho nên nhân dân hăng hái hưởng ứng và nhiều nơi đã thành một phong trào quần chúng”. Đồng thời, Bác cũng nêu những nhận xét cụ thể: “Có những tỉnh tổ chức Tết trồng cây tốt, như Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Có những tỉnh cũng khá, nhưng còn chậm, như Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Bắc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 390,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)