Trò choi

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nam | Ngày 29/04/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Trò choi thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO CÁC BẠN
LỚP TẬP HUẤN CÔNG TÁC ĐỘI
HUYỆN CHÂU THÀNH
NĂM 2014
I. QUẢN TRÒ LÀ NGƯỜI QUAN TRỌNG NHẤT:

- Nội dung trò chơi hay, người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vụ tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người cán bộ thanh niên ở cơ sở.
1. Người quản trò phải biết nhiều trò chơi:
- Biết nhiều trò chơi là một yêu cầu không thể thiếu được của người quản trò. Trong "bộ nhớ" của người quản trò nên có đủ các loại trò chơi. Có thể phân loại theo tính chất, nội dung, theo độ tuổi, theo địa hình (vị trí chơi), theo yêu cầu, theo qui mô… để từ đó có thể sử dụng cho cuộc chơi bất kỳ lúc nào, ở đâu cho đối tượng nào.
- Trước hết, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất đã được người chơi hưởng ứng và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơi tiếp theo.
2. Biết sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp lý với tâm trạng người chơi:
- Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái, tâm lý, niềm say mê, nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chọn nhhững trò chơi phù hợp, hãy chọ những trò chơi thật đơn giản mà mọi người có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác "thèm muốn chơi nữa”.
3. Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước hấp dẫn:
- Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi.
- Trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài ạm luật.
- Cần cho mọi người chơi thử một lần "chơi nháp" sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật.
4. Biết điều hành trò chơi một cách linh hoạt, thông minh:
- Dự kiến những tình hướng bất trắc và xử lý tình hướng một cách hợp lý.
- Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi.
- Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thật sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái hào hứng.
- Cuộc chơi bắt đầu bằng những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp dần lên. Biết dùng những trò chơi phụ làm hình phạt tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giản thật sự không kế gì thắng hay thua.
5. Biết cách rèn luyện tác phong phù hợp trong không khí điều khiển trò chơi:
- Dáng điệu cử chỉ phải gây được thiện cảm, tạo được sự chú ý ban đầu, tạo nên được sự gần gũi, thân quen trong suốt cuộc chơi.
- Tâm hồn trong sáng, cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ, tán dương sự cố gắng của mọi người đảm bảo hiệu quả giáo dục sâu sắc cho cuộc chơi.
- Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhạy, không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm.
- Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi.
6. Biết tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm:
- Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc mà rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhân xét, quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lý.
- Quản trò cần thuộc và hát đúng một số bài hát cộng đồng (đơn giản, dễ nhớ, dễ hát) để phục vụ trò chơi.
- Nên có cuốn sổ sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo trong sinh hoạt tập thể.
7. Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn:
- Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác.
8. Những điều nên tránh:
- Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, trò chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
- Những trò chơi xúc phạm đế nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu tính văn hoá, tính giáo dục.
- Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay thua dễ gây nhàm chán.
- Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như trọng tài (như là một trọng tài của cuộc thi đấu thể thao).
- Kéo dài những động tác thừa, làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
- Tự ái, nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ NHIỀU TRÒ CHƠI:
1. Sưu tầm trò chơi:
- Mỗi cán bộ Đoàn, Hội, Đội nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian, trò chơi sinh hoạt tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:
- Các loại trò chơi đã được in thành sách.
- Các loại trò chơi đã được in trong các bài viết và giới thiệu trên truyền hình.
- Các trò chơi trong sinh hoạt cộng đồng mà bản thân tham dự được quan sát sau đó ghi chép lại.
- Các trò chơi được người khác phổ biến lại ….
2. Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi:
- Thông qua các cuộc sinh hoạt cộng đồng, các lớp tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội có thể tổ chức cuộc thi sưu tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn lọc, biên tập lại, nếu có điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi đều do người sưu tầm đứng ra làm quản trò.
3. Sáng tác trò chơi:
a. Tổ chức thi sáng tác trò chơi:
- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: thiếu niên, nhi đồng, thanh niên nông thôn, thanh niên trường học, thanh niên lực lượng vũ trang ..
- Sáng tác trò chơi cho chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn liền với các vấn đề dân số, sức khoẻ, môi trường và sinh hoạt thường ngày của các bạn trẻ.
- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh hoạt như: cắm trại, dã ngoại, CLB gia đình trẻ, CLB tiền hôn nhân ….
- Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những quy định chặt chẽ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi: đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ chức. Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ sưu tập.
b. Từ một trò chơi đã có thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương tự:
Trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác mà người chơi không cảm thấy bị trùng lập.
Bí quyết chính là chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác.
III. CÁCH XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG BẤT TRẮC:
- Điều khiển trò chơi phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó đòi hỏi ở khả năng xử lý tình huống thường diễn ra trong các cuộc chơi. Sau đây là một số kinh nghiệm xử lý tình hướng thường gặp:
1. Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý:
- Thực hiện một số băng reo, một vài bài hát cộng đồng mà mọi người đều thuộc, dùng còi hay tiếng vỗ tay để gây sự chú ý.
- Sử sụng một vài hình phạt vui để buộc những người khác cố gắng không phạm luật.
- Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" ngay từ đầu đã chăm chú lắng nghe làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản, khi đó những người khác buộc phải dừng các việc riêng khác tò mò quan sát sau đó sẽ tự nguyện nhập cuộc.
2. Không khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn:
- Nếu thực hiện trò chơi ngay sẽ dễ dàng thất bại.
- Nên bắt đầu bằng một trò vui hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm sau đó tiếp tục thực hiện một số trò chơi tương ứng.
- Quản trò cũng có thể bắt đầu bằng cách cho tập thể hát một bài, một cái mũ được chuyền từ tay người này sang tay người khác theo nhịp của bài hát. Khi bài hát kết thúc hoặc quản trò ra hiệu thì người cầm chiếc nón ở thời điểm đó phải hát một bài, cứ như vậy trò chơi tiếp tục.

3. Người chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm:
- Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường là do luật chơi không chặt chẽ, quản trò thưởng phạt không công minh, người chơi khích bác chê bai nhau…
- Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước mọi người rồi mới tiếp tục trò chơi cũ hoặc tiếp tục trò chơi mới bắt đầu bằng những quy ước chặt chẽ hơn.
- Khi chia nhóm chơi, nên cử trưởng nhóm và một số trọng tài "công minh" không nằm trong nhóm chơi. Linh hoạt thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.
- Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang các hình thức hoạt động khác tạo sự hoà hợp, đoàn kết giữa các nhóm.
4. Người chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ ra chán chường:
- Có nhiều nguyên nhân như: trò chơi quá khó, cuộc chơi quá kéo dài, luật chơi bắt mọi người phải lập đi lập lại nhiều động tác đứng lên ngồi xuống ….Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trò có biện pháp xử lý phù hợp, Có thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng, hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chấm dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như "đố vui có thưởng", "hát đối`, hoặc kể chuyện vui…
5. Người chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến:
- Trong trường hợp này quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khhiển trò chơi cho tập thể khi đó mình đóng vai trò "quản trò phụ".
6. Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi:
- Có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người có lỗi, cũng có thể người có lỗi nhút nhát hoặc do quản trò không nghiêm minh phát hiện ra những người phạm lỗi trước đó… Trước hết quản trò cần chọn những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: "phỏng vấn", "tìm người chỉ huy"…. Nếu người bị lỗi quá nhút nhát, có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn thêm lên.
- Ngoài những tình huống thường gặp nêu trên còn có biết bao tình huống khác cần xử lý kịp thời. Bí quyết thành công là ở chỗ người quản trò nắm vững tâm lý, nhu cầu của người chơi, thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản trò và thu thập, phân loại các trò chơi, thực sự "ham chơi" khi cần thiết.
IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI QUEN THUỘC:
1. Trò chơi: Phép lịch sự:
- Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu trong lời nói đó có chữ "mời", không thực hiện nếu trong lời nói thiếu chữ "mời".
- Ví dụ: "Mời" các bạn đứng lên - mọi người đứng lên
- Tất cả ngồi xuống - không ai thực hiện (vì không có chữ "mời"). Ai phạm luật sẽ bị phạt.
- Quản trò vừa nói vừa làm động tác kể cả lúc không có chữ "mời" để đánh lừa người chơi.
2. Trò chơi: Con thỏ.
- Quản trò quy định 4 động tác
- Con thỏ (chụm các ngón tay phải, giơ lên cao)
- Ăn cỏ (chụm các ngón tay trõ lại để vào lòng bàn tay trái).
- Uống nước (chụm các ngón tay phải đưa lên miệng).
- Chui vào hang (chụm các ngón tay phải lại để lên lỗ tai phải)
- Người chơi phải nói theo quản trò và làm đúng động tác quy định. Quản trò có thể đột xuất hô "uống nước" nhưng tay lại để vào lỗ tai, ai làm theo sai sẽ bị phạt.
3. Trò chơi: Lục Vân Tiên.
- Chia cử tọa thành 2 nhóm, qui định:
- Nhóm 1: hò: "Vân tiên cõng mẹ chạy ra" (vần a)
Nhóm 2: hò: "Vân Tiên cõng mẹ chạy vô" (vần ô)
* Cách chơi:
- Người điều khiển nêu thể lệ như trên và chỉ vào nhóm 1 (hò vần a), cả nhóm 1 sẽ cùng vỗ tay và hò (Ví dụ: Vân Tiên cõng mẹ chạy ra. Gặp phải con gà cõng mẹ chạy vô).
- Nhóm 2 sẽ vỗ tay và hò đáp lại (ví dụ: Vân Tiên cõng mẹ chạy vô. Gặp phải cái tô cõng mẹ chạy ra)
* Lưu ý:
- Người điều khiển sẽ làm trọng tài, câu hò phải theo thể thơ lụt bát và phải đúng vần, không lặp lại những vần đã hò. Nhóm nào hò sai điệu, sai vần, chậm thì xem như bị thua.
4. Trò chơi: Xin đừng giận hờn.
* Cùng hát:
Nhìn mặt nhau đi, xem ai có giận hờn gì.
Nhìn mặt nhau đi, xem ai có giận hờn chi.
Mình là anh em, có chi đâu mà giận hờn
Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn mặt nhau đi.
* Cách chơi:
- Tất cả cùng hát nhưng đến từ "nhìn mặt" thì từng đôi quay lại nhìn mặt nhau.
- Thay từ "nhìn mặt" bằng "cầm tay", "choàng vai"… và động tác phải tương ứng.
5. Trò chơi: Hát chuyền đồ vật.
- Người điều khiển bắt nhịp một bài hát và dùng 1 chiếc khăn, hay một chiếc nón hay một vật nào đó trao cho bất kỳ người chơi nào để người đó tiếp tục chuyền cho người khác. Khi người điều khiển thổi tiếng còi, nếu chiếc khăn dừng lại ở chỗ ai thì người đó chịu phạt hoặc được thưởng.
- Lưu ý: Khi chuyền khăn phải theo nhịp của bài hát, ai ném khăn hoặc giữ khăn không chuyền đi cũng bị phạt.
6. Trò chơi: Điểm số báo cáo.
* Cách chơi:
- Tập thể đứng theo vòng tròn người quản trò chỉ định bất k? người nào trong hàng thì người đó đếm một, người bên trái của người số 1 đếm hai người kế tiếp đếm (3 điếm là "má") thứ tự như thế 4..5.. (6 điếm "sao").7.8 ..(9 "Sống")..
* Luật chơi:
- Người chơi rơi vào vị trí số 3 mà điếm ba là vi phạm, vị trí 6 mà đếm sáu là vi phạm .
7. Trò chơi: Cao thấp, mập lùn.
* Cách chơi:
- Người quản trò hô cao, thấp, mập, lùn và ra động tác. Người chơi làm theo động tác của người quản trò.
* Luật chơi:
- Người chơi làm theo lời nói của người quản trò chứ không làm theo hành động. Nếu ai làm theo hành động của người quản trò không đúng với qui ước thì s? thua.
8. Trị choi: Nói đối nhau.
* Cách chơi:
- Khi người quản trò hô "Té" thì người chơi sẽ hô "Đứng" và ngược lại.
Người quản trò hô "Trẻ" thì người chơi sẽ đáp lại "Già" và ngược lại
Người quản trò hô "Mưa" thì người chơi sẽ đáp lại "Nắng" và ngược lại
* Luật chơi:
- Người chơi nói giống người quản trò là thua.
9. Trò chơi: Ai là vua.
* Cách chơi: Quản trò chạy xung quanh vòng tròn hô to ai là vua? ai là vua? đến trước mặt người nào bất kỳ người quản trò nói ta là vua thì người chơi nói tâu bệ hạ, (Phải thấp người quản trò), người quản trò nói tâu bệ hạn thì người chơi nói Ta là vua đồng thời 2 người bên cạnh ph?i tâu bệ hạ.
* Luật chơi: Ai không làm ho?c làm sai với qui ước trên thì thua
10. Trị choi: Dạy võ.
* Cách chơi:
- Người quản trò hô và làm động tác "Trỏ", "chỉ", "Chưởng" người chơi học làm theo động tác của người quản trò.
* Luật chơi:
- Trò chơi làm theo lời nói của người quản trò chứ không làm theo hành động của người quản trò.
11. Trị choi: Hoa nở, hoa tàn.
* Cách chơi: Quản trò hô "Hoa, hoa, hoa" người chơi đáp hoa gì? Hoa gì? Quản trò nói hoa nụ và ra động tác chụm 5 ngón tay lại đưa ra, người chơi làm theo tiếp quản trò hô, hoa nở và làm động tác đưa năm ngón tay xoè ra người chơi làm theo, quản trò hô hoa tàn và làm động tác úp lòng bàn tay xuống.
* Luật chơi: Trò chơi làm theo lời nói của người quản trò chứ không làm theo hành động của người quản trò.
12. Trị choi: Ra dấu, đón nghề
* Cách chơi:
- Quản trò chia ra thành hai đội, quản trò ghi tên 2 nghề nào đó bất kỳ trên giấy mời đại diện 2 đội lên bốc thăm trúng nghề nào thì đội đó diễn tả nghề đó cho đội khác đón.
* Luật chơi:
- Chỉ được diễn tả bằng động tác, không dùng lời nói. Sau thời gian (đếm tiếng tới 10) bên kia không đón được xem như là thua.
13. M?T S? TRỊ CHOI R�N S?C KH?E, NHANH NH?N
1. Trò chơi: Đua Ghe Ngo.
* Cách chơi:
- Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
* Luật chơi:
- Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt ra sẽ bị loại.
2. Trò chơi: Ngũ Long Tranh Đuôi
* Cách chơi:
- Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
* Luật chơi:
- Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.
- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
3. Trò chơi: Ghế Di Động.
* Cách chơi:
- Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi lên đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.
* Luật chơi:
- Các đội phải giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại.
4. Trò chơi: Băng Qua Lửa Đạn
* Cách chơi:
- Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thăm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.
- Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất.
* Luật chơi:
- Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.
5. Trò chơi: Con Tàu Tìm Báu Vật
* Cách chơi:
- Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.
- Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.
* Ví dụ:
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.
- Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.
* Luật chơi:
- Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)