Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải Bích |
Ngày 25/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: trình bày dữ liệu bằng biểu đồ thuộc Tin học 7
Nội dung tài liệu:
Giáo án giảng dạy môn tin học 7
Ngày soạn :18/3/2010
Ngày dạy: 25/3/2010
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Liên
Giáo sinh soạn: Nguyễn Thị Hải Bích
Tiết 54:
Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
I/ Mục tiêu bài học:
Giúp HS nắm được mục đích của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
Biết được một số dạng biểu đồ phổ biến.
Biết các thao tác cơ bản của việc tạo một biểu đồ từ bảng dữ liệu.
II/ Chuẩn bị của GV – HS:
GV: Bảng phụ, hình ảnh minh hoạ.
HS: SGK, vở ghi.
III/ Tiến trình dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: (1’)
2, Giới thiệu bài: (5’)
- GV: Trong thực tế nhu cầu sử dụng biểu đồ để minh hoạ cho số liệu rất phổ biến. Thay vì chúng ta phải xử lý số liệu và tạo biểu đồ bằng phương pháp thủ công thì ngày nay với sự phát triển của CNTT chúng ta có thể xử lý số liệu và tạo biểu đồ một cách nhanh chóng và tiện lợi với sự hỗ trợ của chương trình bảng tính Exel. Vậy để tìm hiểu cụ thể về sự hỗ trợ của chương trình bảng tính về sự hỗ trợ việc xử lý số liệu và tạo biểu đồ như thế nào ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. “Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ”.
- Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu mục đích của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ, nắm được các dạng biểu đồ phổ biến và biết các thao tác cơ bản để tạo một biểu đồ.
3, Tìm hiểu trình bày dữ liệu bằng biểu đồ:
Hoạt động 1: Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ (8’)
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của HS
-GV: Đưa ra VD về bảng tính có nhiều dữ liệu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ So sánh sự tăng giảm của số liệu?
+ Đánh giá xu thế tăng giảm của số liệu?
- GV: Đưa ra dạng biểu đồ minh hoạ cho bảng số liệu trên và cho HS thực hiện các yêu cầu tương tự như trên.
- GV: Cùng một bảng dữ liệu nhưng được thể hiện dưới 2 dạng khác nhau em thấy dạng nào trực quan hơn và dễ đưa ra nhận xét hơn?
1, Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ:
-KL: Minh hoạ dữ liệu bằng biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan, giúp em dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu.
- HS: Căn cứ vào bảng tính đó để đưa ra những nhận xét và đánh giá xu thé biến đổi tăng hay giảm của số liệu.
- HS: Thông qua biểu đồ đưa ra những nhận xét cần thiết.
- HS: Dạng biểu đồ trực quan hơn, dễ đưa ra nhận xét và dự đoán xu thế tăng giảm của số liệu hơn.
Hoạt động 2: Một số dạng biểu đồ: (5’)
- GV: Trong môn địa lý các em hay gặp những loại biểu đồ nào?
- GV: Với sự trợ giúp của Exel, chương trình này cung cấp cho chúng ta rất nhiều loại biểu đồ để biểu diễn dữ liệu. Tuy nhiên ta hay sử dụng nhất là 3 loại biểu đồ: Biểu đồ cột, biểu đồ đường gấp khúc, biểu đồ hình tròn.
2, Một số dạng biểu đồ:
- Biểu đồ cột: so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
- Biểu đồ đường gấp khúc so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
- Biểu đồ hình tròn mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
- HS: biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ đường gấp khúc.
Hoạt động 3: Tạo biểu đồ: (15’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo nhóm và cho biết các bước để tạo một biểu đồ từ dữ liệu trên trang tính?
- GV:Nhắc lại kiến thức.
- GV: Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể từng bước . Trước hết là chọn dạng biểu đồ.
- GV: Dựa vào SGK cho biết các thao tác để chọn 1 dạng biểu đồ?
- GV: Nhắc lại kiến thức.
- GV: Sau khi chọn được dạng biểu đồ chúng ta sẽ tiến hành xác định miền dữ liệu cần tạo biểu đồ.
- GV: Quan sát và theo dõi vào hình
Ngày soạn :18/3/2010
Ngày dạy: 25/3/2010
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Liên
Giáo sinh soạn: Nguyễn Thị Hải Bích
Tiết 54:
Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
I/ Mục tiêu bài học:
Giúp HS nắm được mục đích của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
Biết được một số dạng biểu đồ phổ biến.
Biết các thao tác cơ bản của việc tạo một biểu đồ từ bảng dữ liệu.
II/ Chuẩn bị của GV – HS:
GV: Bảng phụ, hình ảnh minh hoạ.
HS: SGK, vở ghi.
III/ Tiến trình dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: (1’)
2, Giới thiệu bài: (5’)
- GV: Trong thực tế nhu cầu sử dụng biểu đồ để minh hoạ cho số liệu rất phổ biến. Thay vì chúng ta phải xử lý số liệu và tạo biểu đồ bằng phương pháp thủ công thì ngày nay với sự phát triển của CNTT chúng ta có thể xử lý số liệu và tạo biểu đồ một cách nhanh chóng và tiện lợi với sự hỗ trợ của chương trình bảng tính Exel. Vậy để tìm hiểu cụ thể về sự hỗ trợ của chương trình bảng tính về sự hỗ trợ việc xử lý số liệu và tạo biểu đồ như thế nào ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. “Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ”.
- Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu mục đích của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ, nắm được các dạng biểu đồ phổ biến và biết các thao tác cơ bản để tạo một biểu đồ.
3, Tìm hiểu trình bày dữ liệu bằng biểu đồ:
Hoạt động 1: Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ (8’)
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của HS
-GV: Đưa ra VD về bảng tính có nhiều dữ liệu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ So sánh sự tăng giảm của số liệu?
+ Đánh giá xu thế tăng giảm của số liệu?
- GV: Đưa ra dạng biểu đồ minh hoạ cho bảng số liệu trên và cho HS thực hiện các yêu cầu tương tự như trên.
- GV: Cùng một bảng dữ liệu nhưng được thể hiện dưới 2 dạng khác nhau em thấy dạng nào trực quan hơn và dễ đưa ra nhận xét hơn?
1, Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ:
-KL: Minh hoạ dữ liệu bằng biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan, giúp em dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu.
- HS: Căn cứ vào bảng tính đó để đưa ra những nhận xét và đánh giá xu thé biến đổi tăng hay giảm của số liệu.
- HS: Thông qua biểu đồ đưa ra những nhận xét cần thiết.
- HS: Dạng biểu đồ trực quan hơn, dễ đưa ra nhận xét và dự đoán xu thế tăng giảm của số liệu hơn.
Hoạt động 2: Một số dạng biểu đồ: (5’)
- GV: Trong môn địa lý các em hay gặp những loại biểu đồ nào?
- GV: Với sự trợ giúp của Exel, chương trình này cung cấp cho chúng ta rất nhiều loại biểu đồ để biểu diễn dữ liệu. Tuy nhiên ta hay sử dụng nhất là 3 loại biểu đồ: Biểu đồ cột, biểu đồ đường gấp khúc, biểu đồ hình tròn.
2, Một số dạng biểu đồ:
- Biểu đồ cột: so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
- Biểu đồ đường gấp khúc so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
- Biểu đồ hình tròn mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
- HS: biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ đường gấp khúc.
Hoạt động 3: Tạo biểu đồ: (15’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo nhóm và cho biết các bước để tạo một biểu đồ từ dữ liệu trên trang tính?
- GV:Nhắc lại kiến thức.
- GV: Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể từng bước . Trước hết là chọn dạng biểu đồ.
- GV: Dựa vào SGK cho biết các thao tác để chọn 1 dạng biểu đồ?
- GV: Nhắc lại kiến thức.
- GV: Sau khi chọn được dạng biểu đồ chúng ta sẽ tiến hành xác định miền dữ liệu cần tạo biểu đồ.
- GV: Quan sát và theo dõi vào hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải Bích
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)