Trình bày bảng - khanhvanbsa
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Khánh Vân |
Ngày 09/10/2018 |
146
Chia sẻ tài liệu: trình bày bảng - khanhvanbsa thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Trường Blue Sky Academy
Chuyên đề :
Trình bày bảng
Giáo viên: Nguyễn Thị Khánh Vân
Hè 2012
I/ TẦM QUAN TRỌNG:
Từ xưa đến nay trong mỗi lớp học đều được trang bị để phục vụ cho việc dạy và học như : Bảng lớp, bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh.
Mặc dù DHHĐ có thêm nhiều phương tiện khác nhưng bảng lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng để giúp cho giáo viên truyền thụ hệ thống kiến thức của từng môn học cho học sinh. Bởi vì bảng lớp:
Thể hiện cụ thể hơn về mục tiêu bài giảng.
Thể hiện được nội dung, kiến thức, kĩ năng thực hành cơ bản của bài giảng.
Linh hoạt hơn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng như các hình thức tổ chức các hoạt động học trên lớp.
Tiết kiệm, sử dụng, phân bố thời gian trên lớp một cách hợp lí và linh động hơn. Giúp HS nắm chắc hơn về nội dung, kiến thức, từng bước của bài giảng cũng như luôn luôn tự tin, mạnh dạn trong quá trình đứng lớp.
Vì bảng coi như là một đồ dùng dạy học trực quan , giúp cho GV trình bày bài giảng và giúp cho HS tiếp thu kiến thức của bài học nhanh chóng và hiệu quả.
Vậy làm thế nào để trình bày bảng một cách tinh tế , khoa học và hiệu quả trực quan cao nhất . Đó là trăn trở của bất kì GV nào?
II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG BSA:
1/ Thuận lợi :
Hiện nay , trường chúng ta đã trang bị đầy đủ cho mỗi phòng học một bảng có tính chống lóa, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho việc dạy và học ở lớp.
Nhiều GV trình bày bảng theo một trình tự và khoa học trong khi truyền thụ hệ thống kiến thức cho học sinh.
2/ Hạn chế :
Tuy nhiên , trong đó vẫn còn một số GV trong lúc truyền thụ kiến thức cho học sinh, thì việc trình bày bảng còn luộm thuộm , không theo trình tự trên bảng, cho nên nhìn vào chưa được tinh tế và chưa khoa học, chưa đảm bảo tính thẩm mĩ.
Bảng của trường còn hơi hẹp nên còn nhiều khó khăn trong quá trình GV trình bày bảng.
III, CÁC NGUYÊN TẮC
TRÌNH BÀY VÀ SỬ DỤNG BẢNG
1/ Nguyên tắc trình bày:
Nội dung các phần trên bảng lớp phải đảm bảo tính cân đối, phù hợp, khoa học và thẩm mỹ.
Có đầy đủ các điều kiện cho các môn đặt biệt như môn Tập viết
( khung luyện viết).
Tranh ảnh cũng có thể treo giữa bảng … tùy từng bài học.
Tùy từng nội dung bài, từng bộ môn , phân môn ...
Phần nội dung kiến thức bài học:
Đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung, kiến thức trọng tâm của bài học.
Cách sắp xếp các nội dung, kiến thức đảm bảo sự cân đối rõ ràng. Dù sắp xếp theo lối bổ ngang hay bổ dọc cũng phải đảm bảo thể hiện nội dung bài có trình tự, có hệ thống và logic.
Cụ thể trước khi trình bày bày bảng GV cần xác định:
Xác định tiết dạy thuộc bộ môn nào?
Xác định bài dạy có mấy nội dung? Nội dung nào là nội dung trọng tâm? Nội dung nào là nội dung cần viết bảng.
Các nội dung trong bài sẽ phân bố như thế nào, các phần cách lề như thế nào?
Góc trái lớp để màn hình đèn chiếu. ta có cách thiết kế bảng lớp sao cho phù hợp, sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất.
Trong bài dạy có sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức nào? Phương pháp, hình thức tổ chức nào cần sử dụng bảng lớp? ( nhóm, cá nhân…)
Số lượng đồ dùng dạy học được sử dụng trong bài dạy ? đồ dùng thuộc thể loại nào (tranh, ảnh, bảng phụ, mô hình…)?
2/ Nguyên tắc khi sử dụng:
Không dùng tay vạch hay xóa bảng.
Chữ viết phải rõ ràng, đều , không leo dốc, móc ngoặc…
Đối với một số môn học: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh thì trình bày bảng trên cơ sở một trang vở của HS
Trình bày cân đối và khoa học, đảm bảo kiến thức và phù hợp đặc trưng môn, phân môn và loại bài học.
Khi GV đứng viết hạn chế che tầm nhìn của Hs, khi thay đổi vị trí tránh quay người về phía HS.
IV, MỘT SỐ QUI ĐỊNH CƠ BẢN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG CỦA CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC :
A, Những qui định chung:
Từ dưới bàn học sinh nhìn lên , ta trình bày bảng như sau :
Thứ nhất: Nên kẻ theo ô li như vở học sinh. Đối với bảng trường BSA, bảng sau khi kẻ sẽ có :
Độ rộng : 22 ô li
Độ dài : 12 ô li
Theo chiều dọc chia bảng làm 2 phần : lề 2 ô và nội dung bài dạy là 20 ô.
(20 ô là độ rộng là phần ghi nội dung bài học)
Thứ hai : Ở góc bảng phía trên bên trái
( tức là phía bàn của giáo viên) dùng để ghi sĩ số, ký hiệu lệnh của giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
Thứ ba : Tính từ phần thứ 2, rộng 10 ô li
- Dòng kẻ thứ nhất ( Cách mép bảng phía bên trái 3 ô li – lề 1 ô li ) ghi Thứ…..ngày….tháng….năm……
Trình bày bảng ở phần thứ 2
- Từ dòng kẻ thứ hai trên xuống : Tùy theo nội dung của từng môn học , bài học, ta có thể chia bảng thành 2 ; 3 phần để trình bày nội dung cung cấp kiến thức mới, cũng như hướng dẫn học sinh luyện tập , thực hành, củng cố kiến thức đã học.( trình bày viết bảng từ trái sang phải).
Cụ thể cách trình bày bảng thể hiện như sau:
B, Đối với các phân môn:
1/ Đối với phân môn Tập đọc:
a/ Ở khối 1; 2; 3 : ( trình bày bảng như đã nêu ở trên) tức là :
Từ tựa đề của bài học , để cách 2 dòng trở xuống , rồi chia bảng thành 2 phần bằng nhau .
Phần bên trái : ghi Luyện đọc.
Phần bên phải : ghi Tìm hiểu bài,
Trình bày bảng môn Tập đọc
b/ Ở khối 4 ; 5 :
Từ tựa đề bài học , để cách 1 dòng trở xuống , Cách mép bảng bên trái khoảng ghi “Nội dung chính của bài học ”:…( 3 dòng).
Chia bảng làm 2 phần ghi như trên.
Đến phần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm, thì xóa hết phần ghi (từ khó, từ ngữ), để gắn bảng phụ ( có ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc) mục đích để HS dễ theo dõi giáo viên hướng dẫn và đọc mẫu.
2/ ĐỐI VỚI MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
a/ Cách trình bày bảng ( như đã nêu ở trên).
- Từ dòng ghi tựa đề bài học , cách 1 dòng , chia bảng làm 3 phần hoặc 2 phần.
-Nếu chia bảng 3 phần: Dùng 1/3 bảng ( phần bên trái) để ghi nội dung cung cấp kiến thức mới, hai phần bảng còn lại dùng để luyện tập thực hành các bài tập.
-Tùy vào nội dung bài, nêu chia bảng 2 phần thì ta lựa chọn cách trình bày linh hoạt phù hợp vơi giáo án, nội dung các bài tập.
b/ Lưu ý: Mỗi bài tập sau khi làm xong , có thể xóa nội dung bài tập không trọng tâm. Và chỉ để lại nội dung của những bài tập kiến thức trọng tâm , để củng cố kiến thức (buộc để lại trên bảng). Cho nên đòi hỏi giáo viên phải xác định những kiến thức nào cần ghi lên bảng.
c/Minh họa
Thứ…ngày…tháng… năm….
Luyện từ và câu: Câu ghép
Trình bày bảng phân môn Luyện từ và câu
3/ ĐỐI VỚI PHÂN MÔN TẬP VIẾT:
Thứ …ngày … tháng…. năm….
Tập viết: Bài…….
Quy trình viết Hướng dẫn viết mẫu HS tập viết
…………………….
4/ ĐỐI VỚI PHÂN MÔN CHÍNH TẢ:
a/ Cách trình bày từ dòng ghi tựa đề bài học ( như đã nêu ở môn tập đọc).
- Số phần bảng còn lại : giáo viên trình bày phần luyện viết từ khó ( xong là xóa hết).
- Tiếp tục dùng bảng để hướng dẫn bài luyện tập.
b/ Minh họa:
Thứ …ngày … tháng….năm….
Chính tả: Tập chép
Tên bài viết
Luyện viết từ khó Bài viết:
…………………….
…………………….
5/ ĐỐI VỚI MÔN ĐẠO ĐỨC, KHOA HỌC, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ:
a/ Cách Trình Bày , từ dòng ghi tựa đề bài học
( như môn tập đọc).
Dòng kế tiếp ghi( Bài học):( SGK)
Tiếp theo ta chia bảng làm 3 phần để trình bày nội dung kiến thức của hoạt động (ngắn gọn, cơ bản) .
b/ Minh họa:
Trình bày bảng môn Khoa học
6/ ĐỐI VỚI MÔN MĨ THUẬT, KĨ THUẬT, THỦ CÔNG:
Tùy vào từng phân môn, chủ đề trong từng môn học mà GV có thể ghi tên bài, mục bài cũng như phân bố tranh ảnh và các ghi nhớ .
Mĩ thuật tùy vào từng lớp sẽ có các phân môn:
Vẽ theo mẫu
Vẽ trang trí
Vẽ tranh
Vẽ thường thức
Tập nặn..
Môn thủ công sẽ có các chủ đề:
Gấp hình
Phối hợp gấp, cắt, dán hình
Trình bày bảng môn Mĩ thuật
(Môn thủ công)
7/ ĐỐI VỚI MÔN ÂM NHẠC
GV ghi bảng rõ ràng, trình bày hai phần theo mẫu minh họa.
8/ ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG ANH:
Ghi thứ ngày tiếng Anh cùng dòng với tiếng Việt.
Luôn ghi đầy đủ : Unit và lesson, yêu cầu học sinh ghi đầy đủ như trên bảng vào vở CB, WB.
Tùy nội dung bài để ghi mục bài theo 2 phần như hình minh họa.
Tất cả nội dung đều dùng mẫu chữ in thường theo qui định.
9/ ĐỐI VỚI MÔN TOÁN :
A / Đối với bài lý thuyết : ( cung cấp kiến thức mới)
*/ Cách trình bày bảng ( Từ thứ..ngày..tháng……đến dòng tựa đề bài học ) như môn tập đọc.
- Chia bảng làm 2 phần :
Phần bên trái : ghi ví dụ và nhận xét
(Nội dung kiến thức cần để lại trên bảng) .
- Phần còn lại và phần bên phải : ghi bài tập thực hành từ bài 1 đến hết .
*/ Lưu ý : - Mỗi bài tập sau khi làm xong , để lại nội dung kiến thức trọng tâm để củng cố kiến thức , còn lại xóa hết những nội dung kiến thức không trọng tâm .
* /Minh họa :
Trình bày bảng môn Toán
(Loại bài: Hình thành kiến thức)
B/ Đối với bài luyện tập :
*/ Cách trình bày : ( như trên ) . Từ dòng ghi tựa đề bài học trở xuống
- Chia bảng làm 2 phần :Tùy theo vào số lượng bài tập, nội dung bài dạy GV ước lượng để trình bày bài phù hợp với nội dung của tiết học đó.
*/ Lưu ý:
- Cứ làm xong mỗi bài tập thì xóa hết nội dung chỉ để lại tên bài, yêu cầu của bài tập đó và bài làm mẫu.
- Tùy dạng bài tập ,ta để lại trên bảng để học sinh chép bài vào vở.
*/ Cách minh họa :
Trình bày bảng môn Toán
(Loại bài: Luyện tập)
Nội dung SGK – bảng
Nội dung trong SGK
Phần trình bày bảng sau bài học.
V/ LƯU Ý CHUNG :
Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảng nhóm ( từ1,2,3,4 bảng) , thì ta sắp xếp gắn số bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từ trái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.
Tất cả các bảng nhóm đều được trình bày trên bảng, sau đó chọn một bảng đẹp nhất và có kết quả đúng , để nhận xét cả về hình thức trình bày cũng như kết quả của bài tập.
Từ đó đối chiếu nhận xét các bảng nhóm khác. ( yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bảng nhóm và nam châm đầy đủ).
Thứ…ngày….tháng…. năm
Toán : Luyện tập
Cần tạo cho học sinh thói quen:
- Theo dõi và quan sát các thao tác trình bày bảng bảng kết hợp với lời nói của giáo viên để ghi nhớ bài học một cách hệ thống.
- Quan sát cách trình bày của giáo viên để trình bày vào vở của mình cho đẹp và khoa học. Chú ý từ dòng đầu tiên đến dòng cuối cùng cần viết ở đâu lùi vào như thế nào.
- Khi được giáo viên gọi lên bảng làm bài tập cần viết cẩn thận, chữ viết thẳng hàng với chữ viết của giáo viên.
- Trình bày trên bảng nhóm cần lưu ý trình bày đẹp để khi mang lên bảng lớp treo không bị lệch quá so với chữ giáo viên. Khi treo chú ý treo cho thẳng hàng, tránh xộc xệch làm xấu bảng.
- Có ý thức giữ gìn bảng lớp không bôi bẩn, vẽ bậy lên bảng, luôn lau bảng sạch sẽ.
- Cần tạo thói quen viết cẩn thận khi cầm phấn ghi lên bảng, luôn coi bảng lớp như chính vở của mình.
IV/ Kết luận :
- Khi dạy học giáo viên cần linh hoạt khi trình bày bảng cùng một môn học như bài toán luyện tập, bài toán có kiến thức mới.
- Tùy vào nội dung bài học mà thiết kế cách trình bày bảng khác nhau vì có bài cần nhiều tranh, có bài lại ít tranh.
- Lưu ý khi dạy xong bài thì bảng lớp phải thể hiện đủ nội dung của tiết học vậy nên cần xác định rõ mục tiêu để trình bày bảng.
- Cần tạo cho bản thân có thói quen trình bày bảng cẩn thận khi có giáo viên dự giờ cũng như khi chỉ có cô và trò. Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm giáo viên dành thời gian vào những tiết học trống tập trình bày, tự chỉnh sửa khi cảm thấy chưa hài lòng.
- Lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người khi họ dự giờ từ đó rút ra được những cái hay, cần thiết cho việc trình bày bảng lớp của mình.
- Không lảng tránh hay bực bội khi học sinh phát hiện ra sai sót trên bảng. Nên cảm ơn các em và sữa chữa ngay hoặc rút kinh nghiệm lần sau.
Cuối cùng xin chân thành cám ơn các đồng chí đã theo dõi lắng nghe và đóng góp ý kiến xây dựng cho chuyên đề được hoàn thiện.
Chuyên đề :
Trình bày bảng
Giáo viên: Nguyễn Thị Khánh Vân
Hè 2012
I/ TẦM QUAN TRỌNG:
Từ xưa đến nay trong mỗi lớp học đều được trang bị để phục vụ cho việc dạy và học như : Bảng lớp, bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh.
Mặc dù DHHĐ có thêm nhiều phương tiện khác nhưng bảng lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng để giúp cho giáo viên truyền thụ hệ thống kiến thức của từng môn học cho học sinh. Bởi vì bảng lớp:
Thể hiện cụ thể hơn về mục tiêu bài giảng.
Thể hiện được nội dung, kiến thức, kĩ năng thực hành cơ bản của bài giảng.
Linh hoạt hơn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng như các hình thức tổ chức các hoạt động học trên lớp.
Tiết kiệm, sử dụng, phân bố thời gian trên lớp một cách hợp lí và linh động hơn. Giúp HS nắm chắc hơn về nội dung, kiến thức, từng bước của bài giảng cũng như luôn luôn tự tin, mạnh dạn trong quá trình đứng lớp.
Vì bảng coi như là một đồ dùng dạy học trực quan , giúp cho GV trình bày bài giảng và giúp cho HS tiếp thu kiến thức của bài học nhanh chóng và hiệu quả.
Vậy làm thế nào để trình bày bảng một cách tinh tế , khoa học và hiệu quả trực quan cao nhất . Đó là trăn trở của bất kì GV nào?
II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG BSA:
1/ Thuận lợi :
Hiện nay , trường chúng ta đã trang bị đầy đủ cho mỗi phòng học một bảng có tính chống lóa, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho việc dạy và học ở lớp.
Nhiều GV trình bày bảng theo một trình tự và khoa học trong khi truyền thụ hệ thống kiến thức cho học sinh.
2/ Hạn chế :
Tuy nhiên , trong đó vẫn còn một số GV trong lúc truyền thụ kiến thức cho học sinh, thì việc trình bày bảng còn luộm thuộm , không theo trình tự trên bảng, cho nên nhìn vào chưa được tinh tế và chưa khoa học, chưa đảm bảo tính thẩm mĩ.
Bảng của trường còn hơi hẹp nên còn nhiều khó khăn trong quá trình GV trình bày bảng.
III, CÁC NGUYÊN TẮC
TRÌNH BÀY VÀ SỬ DỤNG BẢNG
1/ Nguyên tắc trình bày:
Nội dung các phần trên bảng lớp phải đảm bảo tính cân đối, phù hợp, khoa học và thẩm mỹ.
Có đầy đủ các điều kiện cho các môn đặt biệt như môn Tập viết
( khung luyện viết).
Tranh ảnh cũng có thể treo giữa bảng … tùy từng bài học.
Tùy từng nội dung bài, từng bộ môn , phân môn ...
Phần nội dung kiến thức bài học:
Đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung, kiến thức trọng tâm của bài học.
Cách sắp xếp các nội dung, kiến thức đảm bảo sự cân đối rõ ràng. Dù sắp xếp theo lối bổ ngang hay bổ dọc cũng phải đảm bảo thể hiện nội dung bài có trình tự, có hệ thống và logic.
Cụ thể trước khi trình bày bày bảng GV cần xác định:
Xác định tiết dạy thuộc bộ môn nào?
Xác định bài dạy có mấy nội dung? Nội dung nào là nội dung trọng tâm? Nội dung nào là nội dung cần viết bảng.
Các nội dung trong bài sẽ phân bố như thế nào, các phần cách lề như thế nào?
Góc trái lớp để màn hình đèn chiếu. ta có cách thiết kế bảng lớp sao cho phù hợp, sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất.
Trong bài dạy có sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức nào? Phương pháp, hình thức tổ chức nào cần sử dụng bảng lớp? ( nhóm, cá nhân…)
Số lượng đồ dùng dạy học được sử dụng trong bài dạy ? đồ dùng thuộc thể loại nào (tranh, ảnh, bảng phụ, mô hình…)?
2/ Nguyên tắc khi sử dụng:
Không dùng tay vạch hay xóa bảng.
Chữ viết phải rõ ràng, đều , không leo dốc, móc ngoặc…
Đối với một số môn học: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh thì trình bày bảng trên cơ sở một trang vở của HS
Trình bày cân đối và khoa học, đảm bảo kiến thức và phù hợp đặc trưng môn, phân môn và loại bài học.
Khi GV đứng viết hạn chế che tầm nhìn của Hs, khi thay đổi vị trí tránh quay người về phía HS.
IV, MỘT SỐ QUI ĐỊNH CƠ BẢN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG CỦA CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC :
A, Những qui định chung:
Từ dưới bàn học sinh nhìn lên , ta trình bày bảng như sau :
Thứ nhất: Nên kẻ theo ô li như vở học sinh. Đối với bảng trường BSA, bảng sau khi kẻ sẽ có :
Độ rộng : 22 ô li
Độ dài : 12 ô li
Theo chiều dọc chia bảng làm 2 phần : lề 2 ô và nội dung bài dạy là 20 ô.
(20 ô là độ rộng là phần ghi nội dung bài học)
Thứ hai : Ở góc bảng phía trên bên trái
( tức là phía bàn của giáo viên) dùng để ghi sĩ số, ký hiệu lệnh của giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
Thứ ba : Tính từ phần thứ 2, rộng 10 ô li
- Dòng kẻ thứ nhất ( Cách mép bảng phía bên trái 3 ô li – lề 1 ô li ) ghi Thứ…..ngày….tháng….năm……
Trình bày bảng ở phần thứ 2
- Từ dòng kẻ thứ hai trên xuống : Tùy theo nội dung của từng môn học , bài học, ta có thể chia bảng thành 2 ; 3 phần để trình bày nội dung cung cấp kiến thức mới, cũng như hướng dẫn học sinh luyện tập , thực hành, củng cố kiến thức đã học.( trình bày viết bảng từ trái sang phải).
Cụ thể cách trình bày bảng thể hiện như sau:
B, Đối với các phân môn:
1/ Đối với phân môn Tập đọc:
a/ Ở khối 1; 2; 3 : ( trình bày bảng như đã nêu ở trên) tức là :
Từ tựa đề của bài học , để cách 2 dòng trở xuống , rồi chia bảng thành 2 phần bằng nhau .
Phần bên trái : ghi Luyện đọc.
Phần bên phải : ghi Tìm hiểu bài,
Trình bày bảng môn Tập đọc
b/ Ở khối 4 ; 5 :
Từ tựa đề bài học , để cách 1 dòng trở xuống , Cách mép bảng bên trái khoảng ghi “Nội dung chính của bài học ”:…( 3 dòng).
Chia bảng làm 2 phần ghi như trên.
Đến phần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm, thì xóa hết phần ghi (từ khó, từ ngữ), để gắn bảng phụ ( có ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc) mục đích để HS dễ theo dõi giáo viên hướng dẫn và đọc mẫu.
2/ ĐỐI VỚI MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
a/ Cách trình bày bảng ( như đã nêu ở trên).
- Từ dòng ghi tựa đề bài học , cách 1 dòng , chia bảng làm 3 phần hoặc 2 phần.
-Nếu chia bảng 3 phần: Dùng 1/3 bảng ( phần bên trái) để ghi nội dung cung cấp kiến thức mới, hai phần bảng còn lại dùng để luyện tập thực hành các bài tập.
-Tùy vào nội dung bài, nêu chia bảng 2 phần thì ta lựa chọn cách trình bày linh hoạt phù hợp vơi giáo án, nội dung các bài tập.
b/ Lưu ý: Mỗi bài tập sau khi làm xong , có thể xóa nội dung bài tập không trọng tâm. Và chỉ để lại nội dung của những bài tập kiến thức trọng tâm , để củng cố kiến thức (buộc để lại trên bảng). Cho nên đòi hỏi giáo viên phải xác định những kiến thức nào cần ghi lên bảng.
c/Minh họa
Thứ…ngày…tháng… năm….
Luyện từ và câu: Câu ghép
Trình bày bảng phân môn Luyện từ và câu
3/ ĐỐI VỚI PHÂN MÔN TẬP VIẾT:
Thứ …ngày … tháng…. năm….
Tập viết: Bài…….
Quy trình viết Hướng dẫn viết mẫu HS tập viết
…………………….
4/ ĐỐI VỚI PHÂN MÔN CHÍNH TẢ:
a/ Cách trình bày từ dòng ghi tựa đề bài học ( như đã nêu ở môn tập đọc).
- Số phần bảng còn lại : giáo viên trình bày phần luyện viết từ khó ( xong là xóa hết).
- Tiếp tục dùng bảng để hướng dẫn bài luyện tập.
b/ Minh họa:
Thứ …ngày … tháng….năm….
Chính tả: Tập chép
Tên bài viết
Luyện viết từ khó Bài viết:
…………………….
…………………….
5/ ĐỐI VỚI MÔN ĐẠO ĐỨC, KHOA HỌC, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ:
a/ Cách Trình Bày , từ dòng ghi tựa đề bài học
( như môn tập đọc).
Dòng kế tiếp ghi( Bài học):( SGK)
Tiếp theo ta chia bảng làm 3 phần để trình bày nội dung kiến thức của hoạt động (ngắn gọn, cơ bản) .
b/ Minh họa:
Trình bày bảng môn Khoa học
6/ ĐỐI VỚI MÔN MĨ THUẬT, KĨ THUẬT, THỦ CÔNG:
Tùy vào từng phân môn, chủ đề trong từng môn học mà GV có thể ghi tên bài, mục bài cũng như phân bố tranh ảnh và các ghi nhớ .
Mĩ thuật tùy vào từng lớp sẽ có các phân môn:
Vẽ theo mẫu
Vẽ trang trí
Vẽ tranh
Vẽ thường thức
Tập nặn..
Môn thủ công sẽ có các chủ đề:
Gấp hình
Phối hợp gấp, cắt, dán hình
Trình bày bảng môn Mĩ thuật
(Môn thủ công)
7/ ĐỐI VỚI MÔN ÂM NHẠC
GV ghi bảng rõ ràng, trình bày hai phần theo mẫu minh họa.
8/ ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG ANH:
Ghi thứ ngày tiếng Anh cùng dòng với tiếng Việt.
Luôn ghi đầy đủ : Unit và lesson, yêu cầu học sinh ghi đầy đủ như trên bảng vào vở CB, WB.
Tùy nội dung bài để ghi mục bài theo 2 phần như hình minh họa.
Tất cả nội dung đều dùng mẫu chữ in thường theo qui định.
9/ ĐỐI VỚI MÔN TOÁN :
A / Đối với bài lý thuyết : ( cung cấp kiến thức mới)
*/ Cách trình bày bảng ( Từ thứ..ngày..tháng……đến dòng tựa đề bài học ) như môn tập đọc.
- Chia bảng làm 2 phần :
Phần bên trái : ghi ví dụ và nhận xét
(Nội dung kiến thức cần để lại trên bảng) .
- Phần còn lại và phần bên phải : ghi bài tập thực hành từ bài 1 đến hết .
*/ Lưu ý : - Mỗi bài tập sau khi làm xong , để lại nội dung kiến thức trọng tâm để củng cố kiến thức , còn lại xóa hết những nội dung kiến thức không trọng tâm .
* /Minh họa :
Trình bày bảng môn Toán
(Loại bài: Hình thành kiến thức)
B/ Đối với bài luyện tập :
*/ Cách trình bày : ( như trên ) . Từ dòng ghi tựa đề bài học trở xuống
- Chia bảng làm 2 phần :Tùy theo vào số lượng bài tập, nội dung bài dạy GV ước lượng để trình bày bài phù hợp với nội dung của tiết học đó.
*/ Lưu ý:
- Cứ làm xong mỗi bài tập thì xóa hết nội dung chỉ để lại tên bài, yêu cầu của bài tập đó và bài làm mẫu.
- Tùy dạng bài tập ,ta để lại trên bảng để học sinh chép bài vào vở.
*/ Cách minh họa :
Trình bày bảng môn Toán
(Loại bài: Luyện tập)
Nội dung SGK – bảng
Nội dung trong SGK
Phần trình bày bảng sau bài học.
V/ LƯU Ý CHUNG :
Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảng nhóm ( từ1,2,3,4 bảng) , thì ta sắp xếp gắn số bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từ trái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.
Tất cả các bảng nhóm đều được trình bày trên bảng, sau đó chọn một bảng đẹp nhất và có kết quả đúng , để nhận xét cả về hình thức trình bày cũng như kết quả của bài tập.
Từ đó đối chiếu nhận xét các bảng nhóm khác. ( yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bảng nhóm và nam châm đầy đủ).
Thứ…ngày….tháng…. năm
Toán : Luyện tập
Cần tạo cho học sinh thói quen:
- Theo dõi và quan sát các thao tác trình bày bảng bảng kết hợp với lời nói của giáo viên để ghi nhớ bài học một cách hệ thống.
- Quan sát cách trình bày của giáo viên để trình bày vào vở của mình cho đẹp và khoa học. Chú ý từ dòng đầu tiên đến dòng cuối cùng cần viết ở đâu lùi vào như thế nào.
- Khi được giáo viên gọi lên bảng làm bài tập cần viết cẩn thận, chữ viết thẳng hàng với chữ viết của giáo viên.
- Trình bày trên bảng nhóm cần lưu ý trình bày đẹp để khi mang lên bảng lớp treo không bị lệch quá so với chữ giáo viên. Khi treo chú ý treo cho thẳng hàng, tránh xộc xệch làm xấu bảng.
- Có ý thức giữ gìn bảng lớp không bôi bẩn, vẽ bậy lên bảng, luôn lau bảng sạch sẽ.
- Cần tạo thói quen viết cẩn thận khi cầm phấn ghi lên bảng, luôn coi bảng lớp như chính vở của mình.
IV/ Kết luận :
- Khi dạy học giáo viên cần linh hoạt khi trình bày bảng cùng một môn học như bài toán luyện tập, bài toán có kiến thức mới.
- Tùy vào nội dung bài học mà thiết kế cách trình bày bảng khác nhau vì có bài cần nhiều tranh, có bài lại ít tranh.
- Lưu ý khi dạy xong bài thì bảng lớp phải thể hiện đủ nội dung của tiết học vậy nên cần xác định rõ mục tiêu để trình bày bảng.
- Cần tạo cho bản thân có thói quen trình bày bảng cẩn thận khi có giáo viên dự giờ cũng như khi chỉ có cô và trò. Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm giáo viên dành thời gian vào những tiết học trống tập trình bày, tự chỉnh sửa khi cảm thấy chưa hài lòng.
- Lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người khi họ dự giờ từ đó rút ra được những cái hay, cần thiết cho việc trình bày bảng lớp của mình.
- Không lảng tránh hay bực bội khi học sinh phát hiện ra sai sót trên bảng. Nên cảm ơn các em và sữa chữa ngay hoặc rút kinh nghiệm lần sau.
Cuối cùng xin chân thành cám ơn các đồng chí đã theo dõi lắng nghe và đóng góp ý kiến xây dựng cho chuyên đề được hoàn thiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Khánh Vân
Dung lượng: 9,76MB|
Lượt tài: 4
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)