Tri thức viết thư đòi bỏ cho điểm HS tiểu học

Chia sẻ bởi Tống Trọng Thạch | Ngày 14/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tri thức viết thư đòi bỏ cho điểm HS tiểu học thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Trớ thức viết thư đũi bói bỏ cho điểm HS tiểu học
Cập nhật lỳc 20/12/2010 02:15:00 AM (GMT+7)
Một số nhà trí thức có tiếng ở Pháp (gồm các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, trong đó có cựu thủ tướng, giám đốc các trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, nhà tâm lý học, triết học, nhà văn, nhà giáo dục, bác sĩ, nhà kinh tế…) đã ký vào một bức thư ngỏ yêu cầu bãi bỏ việc cho điểm để đánh giá học sinh ở trường tiểu học.





 
 
 

Nội dung của bức thư ngỏ viết:

“Cho điểm để đánh giá học sinh hiện còn thực hiện trong các trường của Pháp, và đó là biện pháp đã có từ lâu đời nhằm mục đích tuyển chọn, đánh giá. Nếu cách đó đáp ứng những yêu cầu của một hệ “tuyển chọn tinh hoa” trước khi phổ cập hóa, thì ngày nay nó đã tỏ ra lạc hậu. Ám ảnh của sự xếp loại đó ngay từ trường tiểu học đã tạo ra một sức ép lên học sinh, để lại một dấu hằn xấu nơi các em, liên tục giam hãm các em trong một đường xoáy trôn ốc. Hệ quả của cách đánh giá đó rất là tai hại, làm sứt mẻ lòng tự tin, không đánh giá được khả năng của học sinh, làm hỏng mối quan hệ gia đình và cuối cùng làm học sinh cảm thấy khổ khi đi học…”.

Bức thư dẫn ra một minh chứng ở Phần Lan - nước đi đầu trong xếp loại quốc tế về giáo dục - học sinh được đánh giá lần đầu lúc 9 tuổi, nhưng không phải bằng điểm số và chỉ được cho điểm khi các em được 11 tuổi.

Trong bức thư ngỏ, các nhà trí thức cho rằng, trước nhu cầu khẩn cấp phải đem lại một giải pháp cụ thể cho “nỗi đau” học đường thì cần bãi bỏ việc cho điểm ở trường tiểu học.

Trong ba năm liền theo dõi 10.000 học sinh, Tổ chức Sinh viên tình nguyện giúp đỡ học sinh nghèo, học yếu (TCSVTN) đã công bố một công trình nghiên cứu về tình hình học tập của các em như sau:

“Có 43% học sinh thường “đau bụng” khi đi học - tức là không muốn đi học; 24% nói bị thầy cô giáo đánh giá thấp và muốn phạt; 31% nghĩ rằng thầy cô giáo chẳng quan tâm gì đến mình, và một nửa số em nghĩ rằng mình không làm được điều thầy cô yêu cầu và sợ phải đưa cho cha mẹ xem điểm số của mình”.

Nhà xã hội về giáo dục học Pierre Merle, nói: “Những cuộc nghiên cứu về tâm lý học đường đã chứng tỏ rõ rằng sự đánh giá tiêu cực làm nảy nở ý nghĩ bất lực nặng nề. Người được đánh giá nghĩ mình là con số không”.

Riêng ông Marcel Rufo, nhà tâm lý học nhi đồng ở Mac-xây, cho biết: “Gần một nửa bệnh nhân của tôi bị bệnh do những khó khăn trong học tập. Điểm số làm tổn thương các em và cha mẹ. Thậm chí có em mới học lớp 4 mà đã “trọc cả đầu” vì lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên lúc nào cũng sợ thi trượt”.

Theo ông Pascal Pressoux, Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm về khoa học giáo dục ở Đại học Grenoble, học tốt không đi đôi với đua tranh. Đánh giá cần phải được thực hiện với những nhận xét xây dựng nhằm giúp học sinh biết điều gì cần làm để có kết quả tốt hơn. Chỉ cụ thể cho học sinh chỗ sai (viết sai từ nào, câu nào sai văn phạm, phép toán sai chỗ nào, vì sao…) còn có ích hơn là lời phê chung chung và điểm số.

Thực ra Bộ Giáo dục cũng có cải tiến cách đánh giá.

Năm 1969, bộ này đã thử áp dụng cách đánh giá bằng phân loại A, B, C, D nhưng thất bại. Thầy giáo có “sáng kiến” biến thành A+, A-, B+, B-… Như vậy, chẳng khác gì cho điểm theo lối cổ điển.

Năm 2005 lại có sáng kiến mới tiến bộ hơn, đó là “học bạ khả năng”. Các thầy cô phê vào học bạ khá chi tiết từng khả năng cụ thể (đọc, nói, viết, trình bày, loại toán nào còn kém, vì sao…). Ký hiệu đánh giá là Đ (đạt), CĐ (chưa đạt), ĐTB (đang tiến bộ).

Tuy nhiên, đa số giáo viên tiểu học vẫn cho điểm như cũ. Cách đánh giá đó vốn là một phần của văn hóa Pháp.

Một cô giáo ở Alpes, nói: “Song song với cuốn học bạ, các thầy cô vẫn tiếp tục cho điểm, vì các bậc cha mẹ muốn thế. Ngay học sinh, khi trả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Trọng Thạch
Dung lượng: 58,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)