Trang tri toan 4

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Mỹ | Ngày 09/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: trang tri toan 4 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì
chia hết cho 5

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (Khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.

Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì đựơc một phân số bằng phân số đã cho.

Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với (cho) một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.

Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.

Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:
Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận đươc phân số tối giản.

Khi quy đồng mẫu số 2 phân số có thể làm như sau:
Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.



Trong hai phân số cùng mẫu số:
Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn
Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn
Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

Trong hai phân số (Khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.

Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba.

Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.

Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.

Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
Tính chất kết hợp: khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại.

Để thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường




.

Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng một đơn vị đo)



( S là diện tích của hình vuông; m, n là độ dài của hai đường chéo).


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Mỹ
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)