Trắc nghiệm Sinh học 7 (phần 3) Liên môn

Chia sẻ bởi T M Đ | Ngày 15/10/2018 | 109

Chia sẻ tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7 (phần 3) Liên môn thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

LỚP 7
MỞ ĐẦU
Chương 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
CÁC LỚP CÁ, LỚP LƯỠNG CƯ

BÀI KIỂM TRA SỐ 03
Môn:SINH HỌC
Ngày phát đề:11/02/2018
Thời gian: 60 phút
(Đềcó 04 trang)

NHÓM CÂU HỎINHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
Câu 1:Cá chép sống ở môi trường nào?
A. Môi trường nước lợ B. Môi trường nước ngọt
C. Môi trường nước mặn D. Môi trường nước mặn và môi trường nước lợ
Câu 2: Thân cá chép có hình gì?
A. Hình vuông B. Hình thoi C. Hình tam giác D. Hình chữ nhật.
Câu 3:Khúc đuôi mang vây đuôi cá chép có tác dụng gì?
A. Biết được các kích thích do áp lực nước.
B. Biết được tốc độ nước chảy.
C. Nhận biết các vật cản trong nước.
D.Đẩy nước làm cá tiến về phía trước.
Câu 4:Nhận định nào sau đây đúng về vây lưng cá chép?
A. Khi bơi cá uốn mình, khúc đuôi mang vây lưng đẩy nước làm cá tiến lên phía trước
B. Vây lưng cùng với vây hậu môn làm tăng diện tích dọc thân cá, giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả
C. Vây lưng có tác dụng giúp cá rẽ trái hoặc rẽ phải
D. Đôi vây lưngcùng với đôi vây bụng giữ thăng bằng cho cá, giúp cá bơi hướng lên hoặc hướng xuống, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.
Câu 5: Thứ tự di chuyển của máu trong hệ tuần hoàn cá chép là:
A. Tâm thất → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm nhĩ rồi lặp lại.
B. Tâm thất → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm nhĩ rồi lặp lại.
C. Tâm nhĩ → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm thất rồi lặp lại.
D. Tâm nhĩ → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm thất rồi lặp lại.
Câu 6: Ở động vật có xương sống, một vòng tuần hoàn có ở.
A. Lưỡng cư B. Bò sát C. Cá D. Thú
Câu 7: Hệ thần kinh cá chép cấu tạo như thế nào?
A. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng trong cung đốt sống gồm bộ não và tuỷ sống
B. Não trước chưa phát triển, tiểu não khá phát triển
C. Hành khứu giác, thuỳ thị giác rất phát triển
D. Tất cả các ý đều đúng
Câu 8: Hệ thống cơ quan nào liên quan đến sự tạo thành bóng hơi của cá?
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hoá D. Hệ bài tiết
Câu 9: Cử động hô hấp của ếch là gì?
A. Phổi nâng lên B. Sự nâng hạ lồng ngực.
C. Sự nâng hạ của thềm miệng D. Tất cả đều sai
Câu 10: Hệ tuần hoàn của Lưỡng cư có cấu tạo?
A. Tim có một ngăn và một vòng tuần hoàn
B. Tim có hai ngăn và hai vòng tuần hoàn
C. Tim có ba ngăn và hai vòng tuần hoàn.
D. Tim có bốn ngăn và hai vòng tuần hoàn.
Câu 11: Hệ tuần hoàn của ếch gồm hai vòng tuần hoàn là hai vòng nào?
A. Vòng nhỏ và vòng phổi. B. Vòng phổi và vòng lớn.
C. Vòng lớn và vòng cơ thể D. Tất cả đều được chấp nhận.
Câu 12: Máu đi nuôi cơ thể ếch là loại máu nào?
A. Máu đỏ tươi. B. Máu đỏ thẫm.
C. Máu pha. D. Máu pha và máu đỏ thẫm.
Câu 13: Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là?
A. Động vật đồng nhiệt B. Động vật động nhiệt
C. Động vật đẳng nhiệt D. Động vật biến nhiệt
Câu 14: Hệ tiêu hoá của ếch không có cơ quan nào?
A. Miệng có lưỡi phóng bắt mồi B. Có gan – mật, tuyến tuỵ.
C. Dạ dày lớn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: T M Đ
Dung lượng: 616,07KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)