Trac nghiem Nghi luan - VH nuoc ngoai 9

Chia sẻ bởi Ktv Duy Nam | Ngày 12/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: trac nghiem Nghi luan - VH nuoc ngoai 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 9.


M1 Câu 1: Câu nào sau đây thể hiện đúng và đầy đủ nhất nội dung chính của văn bản “Bàn về đọc sách”?
A.Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
B. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sách.
C. Phương pháp lựa chọn sách và đọc sách.
D. Những khó khăn và nguy hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
M2 Câu 2: Căn cứ vào nội dung đề cập và phương thức biểu đạt thì văn bản “ Bàn về đọc sách” :
Thuộc thể loại văn nghị luận và văn bản tự sự.
Là văn bản nhật dụng và văn bản biểu cảm.
Thuộc thể loại văn tự sự và văn bản nghị luận.
Thuộc thể loại văn nghị luận và là văn bản nhật dụng.
M1 Câu 3: Theo em, nội dung chính của văn bản “ Bàn về đọc sách” được cụ thể bằng mấy luận điểm nhỏ?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
M1 Câu 4: Vì sao việc đọc sách ngày nay không dễ?
Sách thì nhiều nhưng sách hay thì ít.
Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu.
Không dễ tìm sách hay để đọc.
Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người.
M2 Câu 5: Dòng nào sau đây không nói tới ý nghĩa, tầm quan trọng của sách theo ý kiến của tác giả?
Ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà nhân loại tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại.
Có thể coi là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
Không nên đọc lướt qua, mà phải đọc vừa suy ngẫm, nhất là với các quyển sách có giá trị.
Là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm và suy ngẫm.
M1 Câu 6: Khi lựa chọn sách đọc theo tác giả thì không nên:
Chọn tinh, đọc kĩ.
Đọc kĩ những sách thuộc lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu.
Tận dụng thời gian đọc tất cả mọi loại sách càng nhiều càng tốt.
Xem thường việc đọc sách thường thức và sách ở lĩnh vực gần gũi kế cận chuyên môn của mình.
M1 Câu 7: Trong số các phương thức đọc sách nêu ra dưới đây, phương pháp nào không được tác giả đề cập đến và khuyên người ta thực hiện?
Vừa đọc vừa suy nghĩ.
Đọc theo sở thích cá nhân.
Đọc có hệ thống.
Đọc có mục đích, có kế hoạch.
M2 Câu 8: Ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của văn bản “ Bàn về đọc sách”?
Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động.
Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh.
Sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.
M2 Câu 9: Yếu tố nào dưới đây không phải là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên tính thuyết phục, hấp dẫn của văn bản “ Bàn về đọc sách”?
Ý kiến đúng đắn, sâu sắc, xác đáng, cách trình bày thấu tình đạt lí.
Bố cục chặt chẽ, hợp lí; cách dẫn dắt tự nhiên.
Ngôn ngữ trau chuốt, điêu luyện, giọng văn hùng hồn.
Cách viết giàu hình ảnh, giọng trò chuyện, sẻ chia, tâm tình thân mật.
M2 Câu 10: Vấn đề cơ bản được đem ra nghị luận trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” là:
Tư tưởng, tình cảm và lối sống của những người nghệ sĩ.
Nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.
Những đặc trưng và hình thức thể hiện của văn nghệ.
Cách thức tiếp nhận văn nghệ.
M2 Câu 11: Theo em, nội dung cơ bản “ Tiếng nói của văn nghệ” được cụ thể hóa theo bố cục gồm mấy luận điểm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
M3 Câu 12: Giữa các phần của bố cục liên kết với nhau ra sao trong văn bản
“ Tiếng nói của văn nghệ” ?
Có sự tác động qua lại, vừa hỗ trợ bổ sung cho nhau lại vừa là dẫn chứng của nhau.
Tách rời độc lập nhưng vẫn có nhiều nội dung trùng lặp và có trình tự lập luận giống nhau.
Trình tự, hệ thống, vừa mang tính kế thừa phát triển lại vừa cô đúc lại vấn đề.
Rất chặt chẽ, mạch lạc, vừa nối tiếp lại vừa giải thích cho nhau.
M1 Câu 13: Trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”, người viết đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ktv Duy Nam
Dung lượng: 107,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)