Trac nghiem li 9

Chia sẻ bởi Trương Thị Liên | Ngày 14/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: trac nghiem li 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:


Phần I: Mở đầu

Bắt đầu từ năm học 2000-2001 đã triển khai việc thay sách giáo khoa ở khối trung học cơ sở cả nước. Trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành, không chỉ đổi mới về cấu trúc, nội dung, hình thức, phương pháp mà còn đổi mới cách kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Trong đó phương pháp đánh giá học sinh bằng trắc nghiệm được Bộ Giáo dục coi trọng. Qua thực tế giảng dạy ta thấy phương pháp đánh giá học sinh bằng trắc nghiệm có những ưu điểm sau:
-Đảm bảo tính tin cậy vì mang tính khách quan kết quả không phụ thuộc vào người chấm (với một bài làm cùng nhiều người chấm kết quả đều giống nhau)
-Số lượng kiến thức đưa vào kiểm tra được nhiều và phân bố đồng đều ở mọi bài nên có thể kiểm tra sự tiếp thu toàn bộ chương trình của học sinh.
-Hạn chế học sinh học tủ, học đối phó.
-Rút ngắn thời gian chấm bài của giáo viên.
Việc đánh giá kiểm tra bằng trắc nghiệm tuy không phải là vấn đề mới đối với nền giáo dục Việt nam nhưng việc sử dụng phổ biến như hiện nay còn là điều xa lạ đối với nhiều giáo viên. Vì vậy việc soạn bộ đề thi trắc nghiệm còn là một việc làm tương đối khó khăn cho một số giáo viên.
Để khắc phục những khó khăn trọng việc soạn đề thi trắc nghiệm tôi xin nêu ra một số cách soạn những loại hình trắc nghiệm được ứng dụng trong môn vật lý.

Phần II: Kết quả thực hiện
A. CÁC DẠNG ĐỀ TRẮC NGHIỆM :
1)Trắc nghiệm đúng sai:
-Để nêu một kiến thức cụ thể học sinh chỉ cần lựa chọn câu trả lời đúng (Đ) hay sai (S).
-Nguyên tắc soạn:
+Phải dựa vào cơ sở khoa học, kiến thức giáo khoa để xác định đúng hay sai.
+Kiến thức để học sinh lựa chọn gồm nhiều yếu tố, khi học sinh xác định đúng hết mọi yếu tố mới coi là đúng.
-Ví dụ minh hoạ:
*Lớp 6:
Câu nào sau đây là đúng:
Đ: Lực tác dụng vào chiếc xe đã làm nó chuyển động nhanh lên
S: Lực là nguyên nhân làm các vật chuyển động
*Lớp 7:
Nêu quy ước chiều của dòng điện ?
Đ: Chiều quy ước của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện
S: Chiều quy ước của dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại là chiều dịch chuyển có hướng của các electrôn tự do
*Lớp 8:
Vì sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển?
Đ: Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng
S: Do không khí tạo thành khí quyển luôn bao quanh Trái Đất
*Lớp9:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song?
Đ: Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ
S: Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau
2)Trắc nghiệm lựa chọn:
-Đây là câu trắc nghiệm phổ biến, được ưa dùng phù hợp với nhiều bộ môn khác nhau.
-Một câu trắc nghiệm gồm 2 phần:
+Tiền đề: Vấn đề đặt ra cho học sinh.
+Giải đáp: Là những câu trả lời có sẵn để học sinh lựa chọn. Trong các câu trả lời, học sinh phải chọn một câu trả lời đúng nhất.
-Nguyên tắc soạn:
+Câu hỏi này phải độc lập với câu hỏi kia để câu trả lời này không làm ảnh hưởng hoặc gợi ý cho việc trả lời của câu hỏi kia.
+Phần tiền đề và phần lựa chọn phải gọn, tránh gây rối trí cho học sinh.
+Phần tiền đề và phần lựa chọn phải đúng cú pháp.
+Trình độ học sinh THCS nên dùng một lựa chọn thống nhất cho toàn bài.
-Ví dụ minh hoạ:
*Lớp 6:
Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một lực kế
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ
Câu trả lời đúng là câu C
*Lớp 7:
Ta nhìn thấy một vật khi:
A. Mở mắt hướng về phía vật
B. Chiếu sáng vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Liên
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)