TONGHOPDETHIVAO10

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hải Yến | Ngày 11/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: TONGHOPDETHIVAO10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013–2014
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————



Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết là phép nối và phép thế; chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Ông đồ - Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, tập 2, NXBGDVN, 2013)

Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hai câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu 3 (6,0 điểm)
Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, 2012).


—————HẾT—————

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!


Họ và tên thí sinh……………………………………; Số báo danh……………









SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
——————
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013–2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn
———————————



Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu:
a) Về nội dung: đoạn văn đảm bảo các ý cơ bản sau:
Đây là khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Khổ thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ:
- Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ.
- Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ.
=> Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.
b) Về hình thức
- Viết thành đoạn văn.
- Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết là phép nối, phép thế (thí sinh phải chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng).
Lưu ý:
- Viết không đúng hình thức đoạn văn thì cho tối đa là 0,5 điểm.
- Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo về nội dung nhưng không sử dụng đúng các phép liên kết nêu trên thì cho tối đa là 1,0 điểm.
Câu 2 (2,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ quan điểm, suy nghĩ của mình về ý nghĩa của 2 câu ca dao (công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái). Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0,25đ






Thân bài
- Giảng giải các hình ảnh so sánh: công cha được ví như núi Thái Sơn (ngọn núi cao ở Trung Quốc), nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn (không bao giờ vơi cạn).
0,25đ


- Ý nghĩa của câu ca dao: công lao, nghĩa tình to lớn của cha mẹ đối với con cái. Từ đó nhắc nhở mọi người sống sao cho xứng đáng với tấm lòng của cha mẹ.
0,5đ


- Những biểu hiện công lao, nghĩa tình của cha mẹ dành cho con cái.
0,25đ


- Phê phán những biểu hiện sống vô ơn bạc nghĩa, trái với đạo hiếu của dân tộc
0,25đ


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hải Yến
Dung lượng: 1,20MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)