Tổng quan về công nghệ thông tin

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thông | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Tổng quan về công nghệ thông tin thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Mục lục

I. Mở đầu 4
II. Các vấn đề cơ bản và xu hướng phát triển 5
1. Thông tin và các quá trình thông tin 5
2. Từ thông tin đến công nghệ thông tin 7
3. Những mốc quan trọng trong sự phát triển của máy tính điện tử và công nghệ thông tin 9
4. Công nghệ thông tin và truyền thông - động lực của sự phát triển 17
5. Con đường đi tới xã hội thông tin 20
6. Những nguyên tắc cơ bản để hình thành và phát triển xã hội thông tin. 22
7. Những mục tiêu cần đạt tới 26
III. Chính sách quốc gia về công nghệ thông tin ở một số nước 27
1. Phần Lan 27
2. Nhật Bản 28
3. Cộng hoà Liên bang Đức 30
4. Đan Mạch 30
5. Ấn Độ 32
6. Cuba 32
7. Côxta Rica 33
8. Extonia 33
9. Mali 34
10. Các quốc đảo nhỏ đang phát triển 34
IV. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin ở nước ta. 34
1. Một số kết quả đã đạt được 35
Về công nghiệp máy tính 35
Về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin 36
Về phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, Internet 37
Về công nghiệp phần mềm 39
Về công tác quản lý nhà nước và môi trường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin 40
Về ứng dụng công nghệ thông tin 41
2. Một số tồn tại cần khắc phục 44
PHỤ LỤC 45
- Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 45
- Quyết định của Ban Bí thư ban hành Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 54
- Đề án tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Ban hành kèm theo Quyết định số 47- QĐ/TW, ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng) 55

I. MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra sôi động hiện nay đang tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội của hầu khắp các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Nội dung chủ đạo của bước chuyển biến lần này là sự phát triển từ nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thông tin và trí tuệ, mà cơ sở của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin. Về cơ bản, bước chuyển biến này được nẩy sinh và thực hiện chủ yếu tại các nước đã có nền kinh tế công nghiệp phát triển; tuy nhiên, với xu thế “toàn cầu hoá” nhanh chóng hiện nay, tác động của bước chuyển biến vĩ đại này đã lan toả nhanh chóng đến khắp các nước trên thế giới, tạo ra những cơ hội to lớn và đồng thời cũng là những thách thức to lớn cho các nước đang phát triển đang tìm đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế và xã hội của mình.
Công nghệ thông tin bao gồm tất cả các hoạt động và các công nghệ chứa đựng các nội dung xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, từ việc thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, chế biến, truyền đưa,... đến sử dụng thông tin trong mọi lĩnh vực của sản xuất, kinh tế và đời sống con người. Với những tiến bộ nhanh chóng kỳ diệu của kỹ thuật máy tính và kỹ thuật viễn thông trong vài thập niên gần đây, công nghệ thông tin thực sự đã thâm nhập rộng khắp vào mọi mặt hoạt động của con người, đưa đến những biến đổi to lớn trong việc tự động hoá các quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ vốn có, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, thúc đẩy các quá trình đổi mới tổ chức và quản lý kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, v.v... Trong giai đoạn mới của sự phát triển kinh tế và xã hội dưới tác động của công nghệ thông tin, tri thức và các ý tưởng sáng tạo đóng vai trò trung tâm có ý nghĩa quyết định, do đó sự chuyển biến sang nền kinh tế thông tin đòi hỏi phải tăng cường giáo dục, thực sự đổi mới và tìm nhiều cách thức mới cho giáo dục, cho việc phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực và lao động có chất lượng cao, phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của đất nước. Ngày nay, hầu hết các quốc gia, các tổ chức và các công ty đều hiểu rằng vị trí tương lai của họ trong thế giới và trên thị trường quốc tế phụ thuộc một cách quyết định vào việc liệu họ có tận dụng được công nghệ thông tin để phát triển một cách nhanh chóng mọi năng lực đổi mới nền sản xuất và kinh tế của họ hay không? Không những đối với các nước phát triển, mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực đã giải quyết câu hỏi đó một cách tích cực với những chính sách mạnh mẽ phát triển công nghệ thông tin trong những thập niên gần đây, đưa đến những kết quả to lớn đáng cho chúng ta học tập.
Ở nước ta, trước yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển mới của thế giới hiện đại, việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới và phát triển mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội trở thành rất cấp thiết. Chỉ thị 58 BCT đã chỉ rõ: “Công nghệ thông tin nhân lên sức mạnh tinh thần, vật chất, trí tuệ của toàn dân tộc; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…”
II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Thông tin và các quá trình thông tin
Theo nghĩa thông thường, thông tin là điều hiểu biết về một sự kiện, một hiện tượng nào đó, thu nhận được qua khảo sát, đo lường, trao đổi, nghiên cứu, v.v… Kỹ thuật về thông tin được phát triển đầu tiên là kỹ thuật truyền tin. Việc nghiên cứu lý thuyết truyền tin vào cuối những năm 40 đã làm cho thông tin trở thành đối tượng của nghiên cứu khoa học, và lượng thông tin thu được về việc xẩy ra một sự kiện nào đó được xác định là bằng độ bất định của sự kiện đó trước khi biết nó xẩy ra. Như vậy, khoa học về thông tin đã phát hiện một thuộc tính cơ bản của thông tin là đối lập với bất định và ngẫu nhiên, do đó nó phản ánh cái tất định, trật tự của các sự vật và hiện tượng. Trật tự cũng là thuộc tính cơ bản của tổ chức, vì vậy nói chung thông tin phản ánh tính trật tự và tổ chức của các hệ thống. Mối quan hệ này cho ta một “cách tiếp cận thông tin” có tính chất phổ biến khi nghiên cứu các vấn đề về tổ chức và điều khiển, quản lý trong các hệ thống kỹ thuật, kinh tế, xã hội, sự sống…
Trong đời sống hàng ngày, các quá trình thông tin thường bao gồm các loại hoạt động như thu thập, lựa chọn, sắp xếp, lưu trữ, tìm kiếm, chế biến, truyền đưa, khai thác và sử dụng thông tin… Một quá trình gồm một số các hoạt động đó nhằm đạt một mục đích nhất định thường được gọi chung là quá trình xử lý thông tin. Quản lý và lãnh đạo, về thực chất là thực hiện các quá trình xử lý thông tin, mà sản phẩm là các thông tin điều khiển nhằm mang lại cho đối tượng những trật tự nhất định.
Dữ liệu là những tín hiệu (con số, chữ viết, màu sắc, hình ảnh âm thanh…) rời rạc, là vật mang thông tin. Khi các dữ liệu được tập hợp lại có hệ thống, chúng giúp con người nhận biết về một vật thể, một sự kiện, một hiện tượng… thì trở thành thông tin.
Thông tin thường được biểu diễn qua các hình thức c¸c d÷ liÖu cã hÖ thèng như c¸c chuçi sè liÖu, lêi nãi, c©u viết, âm thanh, hình ảnh…
Lượng thông tin không tuỳ thuộc vào độ dài ngắn của hình thức biểu diễn nó; lượng thông tin chưa nói lên được chất lượng của thông tin. Thông tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau: Các dữ liệu thu thập ban đầu qua các cuộc điều tra, khảo sát được tập hợp lại giúp con người nhận biết về một sự kiện, hiện tượng nào đó (biết gì); qua phân tích, xö lý sẽ thu được những thông tin có giá trị hơn, hiểu được bản chất của hiện tượng, sự kiện… (biết tại sao), biết xử lý khối lượng lớn thông tin có thể tìm ra các mối liên hệ bên trong, các đặc tính có tính qui luật, lúc bấy giờ thông tin trở thành tri thức (biết làm thế nào), ở mức cao hơn xử lý thông tin có thể cho ra các dự báo, (thông tin thông minh); người lãnh đạo phải có đầy đủ thông tin, biết xử lý thông tin, hiểu được bản chất của sự việc, đưa ra các dự báo mới có thể ra các quyết định đúng đắn. Thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học, kết quả của nhiều công phu tìm kiếm sáng tạo, suy luận, thử nghiệm,...
Dữ liệu, thông tin và tri thức
Giữa “tri thức”, “thông tin” và “dữ liệu” có sự phân biệt nhất định. Dữ liệu là các tín hiệu, con số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh... riêng biệt, là nguồn gốc, là vật mang thông tin, là vật liệu sản xuất ra thông tin. Những dữ liệu được xắp xếp lại thành những tổ hợp có ý nghĩa, có nội dung thì trở thành thông tin.
Theo tiến trình của sự nhận thức, sau khi các giác quan tiếp nhận các tín hiệu của các đối tượng ta có các dữ liệu. Tập hợp các dữ liệu này qua quá trình tư duy lôgic ta sẽ có thông tin về đối tượng đó. Thông tin được hiểu theo nghĩa thông thường là sự phản ánh về một vật, một hiện tượng, một sự kiện hay quá trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người thông qua khảo sát trực tiếp hoặc lý giải gián tiếp. Thông tin là nội dung của tất cả các loại thông điệp giao tiếp. Thông tin được truyền đi dưới hình thức trao đổi trực tiếp giữa hai người, qua các thiết bị truyền thông, tại các cuộc hội nghị, hội thảo, hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như báo chí, sách vở, các tài liệu, các tranh ảnh, các cơ sở dữ liệu, bằng sáng chế… Thông tin không nhất thiết phải dưới hình thức các từ ngữ - nó có thể là hình ảnh, âm thanh, bản nhạc, điệu múa, cử chỉ…
Khi tiếp thu và xử lý thông tin, con người có những hiểu biết về các đối tượng, về quy luật vận động và tương tác của đối tượng đó với thế giới vật chất xung quanh. Những hiểu biết đó được gọi là tri thức. Hay nói một cách đơn giản, thông tin sau khi được thu thập, xử lý để nhận thức sẽ trở thành tri thức. Giữa thông tin và tri thức đôi khi không có ranh giới rõ ràng. Để phân biệt giữa thông tin và tri thức ta có thể hình dung mối liên hệ giản dị: thông tin là “cái của người” còn tri thức là “cái của mình”. Tri thức có tính chất cá nhân - nó bao gồm tất cả những hiểu biết của một người - nó tồn tại dưới nhiều hình thức như “biết”, “biết cái gì”, “biết như thế nào”, “biết làm thế nào”.
Phân biệt tri thức được hệ thống hoá với tri thức tiềm ẩn là điều quan trọng. Tri thức được hệ thống hoá là tri thức được chuyển thành thông tin để có thể dễ dàng truyền đạt, trao đổi, phổ biến rộng rãi đến mọi người. Tri thức ở dạng tiềm ẩn, như năng khiếu, khó có thể hệ thống hoá để trở thành thông tin, vì vậy khó có khả năng truyền đạt, trao đổi, phổ biến cho người khác. Tri t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thông
Dung lượng: 843,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)