Tóm lược Lịch sử Việt Nam qua các thời đại
Chia sẻ bởi Đào Tiến Tiếp |
Ngày 16/10/2018 |
88
Chia sẻ tài liệu: Tóm lược Lịch sử Việt Nam qua các thời đại thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Tóm lược lịch sử Việt Nam qua các thời đại
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường góc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay hầu hết đều hời hợt về lịch sử của chính mình. Điển hình là trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2011, có đến hàng ngàn bài thi lịch sử bị điểm 0. Đây là tín hiệu báo động cho ngành giáo dục nói chung và việc dạy và học môn học này nói riêng. Các bạn trẻ ngày nay hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi “làn sóng du nhập văn hóa” ít nhiều đặc biệt là từ Trung Quốc. Điều này không phải là điều xấu, tuy nhiên một người Việt Nam biết rành về lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam là vấn đề cần phải xem xét và tư duy một cách nghiêm túc. Để tiện cho việc tìm hiểu và tra cứu, tôi xin phép vắn tắt về lịch sử Việt Nam qua bài viết Tóm lược lịch sử Việt Nam qua các thời đại.
Thời tiền sử
Thời đồ đá cũ : con người đã sinh sống từ hàng trăm ngàn năm trước ở lãnh thổ Việt Nam với các di tích của nền văn hóa Sơn Vi.
Thời đồ đá mới : khoảng từ 5700-15000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn với nền văn minh lúa nước.
Thời đồ đồng-đá : khoảng 3500-4000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Phùng Nguyên.
Thời đồ đồng : cách đây khoảng 3000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun.
Thời đồ sắt : khoảng 1200 TCN, tiêu biểu với nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.
Trống đồng Đông Sơn
Thời Hồng Bàng (2879 TCN – 208 TCN)
Nước Xích Quỷ : có thể coi đây là một nhà nước “liên bang” lỏng lẻo của các bộ tộc người Việt cổ, sinh sống ở vùng Lĩnh Nam. Tương truyền Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế (tức Thần Nông) trong khi đi xuống phía Nam đã kết hôn với một vị tiên nữ và sinh được một người con tên là Lục Tộc. Đế Minh phong cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong cho con thứ là Lục Tộc làm vua phương Nam lấy hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Như vậy Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của dân tộc Việt. Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình Hồ là Long Nữ và sinh được một người con trai tên là Sùng Lãm. Sau Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân lấy một vị tiên nữ đẻ ra bọc trăm trứng nở trăm con. Đây chính là tổ tiên của người Bách Việt.
Nhà nước Văn Lang : sau thời kỳ “liên bang” tan rã, khoảng thế kỷ 7 TCN, những người Lạc Việt sống ở miền Bắc Việt Nam bi giờ đã xây dựng nhà nước cho riêng mình. Đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng trị vì đóng đô tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
Nhà Thục (257 TCN – 208 TCN) : khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán là thủ lĩnh của bộ tộc Âu Lạc đã cùng vua Hùng thứ 18 hợp lực đánh bại quân đội xâm lược của nhà Tần. Vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ hai nước Âu Việt và Lạc Việt thành Âu Lạc. Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương, lập nên nhà Thục, đóng đô ở Cổ Loa.
Sơ đồ thành Cổ Loa
Thời Bắc thuộc lần I (208 TCN – 39)
Nhà Triệu (208 TCN – 111 TCN) : Triệu Đà là quan uý quận Nam Hải (nay là Quảng Đông) nhân lúc nhà Tần suy yếu đã cát cứ quận Nam Hải sau đó đem quân đi thôn tính các lãnh thổ của Âu Lạc, Mân Việt và quận Quế Lâm thành lập nhà Triệu, đặt tên nước là Nam Việt, kinh đô là Phiên Ngưng, xưng ngang hàng với nhà Hán bên Trung Quốc. Tuy là vua ngoại tộc nhưng Triệu Đà đã đứng về phía dân tộc Việt trong cuộc chiến chống lại nhà Hán.
Thuộc Hán (111 TCN – 39) : năm 111TCN, Hán Vũ Đế đã điều hơn 10 vạn quân đi thôn tính nước Nam Việt. Bọn quan lại nhà Triệu đã quỳ gối xin hàng và Nam Việt đã bị sát nhập vào lãnh thổ của nhà Hán. Nhà Hán đã chia Nam Việt thành 9 quận bao gồm Đạm Nhĩ, Chu Nhai (đảo Hải Nam, Trung Quốc ngày nay), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô(đều thuộc Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay), Giao Chỉ (Bắc Bộ, Việt Nam ngày nay), Cửu Chân (Thanh Hóa-Nghệ Tĩnh,
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường góc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay hầu hết đều hời hợt về lịch sử của chính mình. Điển hình là trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2011, có đến hàng ngàn bài thi lịch sử bị điểm 0. Đây là tín hiệu báo động cho ngành giáo dục nói chung và việc dạy và học môn học này nói riêng. Các bạn trẻ ngày nay hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi “làn sóng du nhập văn hóa” ít nhiều đặc biệt là từ Trung Quốc. Điều này không phải là điều xấu, tuy nhiên một người Việt Nam biết rành về lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam là vấn đề cần phải xem xét và tư duy một cách nghiêm túc. Để tiện cho việc tìm hiểu và tra cứu, tôi xin phép vắn tắt về lịch sử Việt Nam qua bài viết Tóm lược lịch sử Việt Nam qua các thời đại.
Thời tiền sử
Thời đồ đá cũ : con người đã sinh sống từ hàng trăm ngàn năm trước ở lãnh thổ Việt Nam với các di tích của nền văn hóa Sơn Vi.
Thời đồ đá mới : khoảng từ 5700-15000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn với nền văn minh lúa nước.
Thời đồ đồng-đá : khoảng 3500-4000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Phùng Nguyên.
Thời đồ đồng : cách đây khoảng 3000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun.
Thời đồ sắt : khoảng 1200 TCN, tiêu biểu với nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.
Trống đồng Đông Sơn
Thời Hồng Bàng (2879 TCN – 208 TCN)
Nước Xích Quỷ : có thể coi đây là một nhà nước “liên bang” lỏng lẻo của các bộ tộc người Việt cổ, sinh sống ở vùng Lĩnh Nam. Tương truyền Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế (tức Thần Nông) trong khi đi xuống phía Nam đã kết hôn với một vị tiên nữ và sinh được một người con tên là Lục Tộc. Đế Minh phong cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong cho con thứ là Lục Tộc làm vua phương Nam lấy hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Như vậy Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của dân tộc Việt. Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình Hồ là Long Nữ và sinh được một người con trai tên là Sùng Lãm. Sau Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân lấy một vị tiên nữ đẻ ra bọc trăm trứng nở trăm con. Đây chính là tổ tiên của người Bách Việt.
Nhà nước Văn Lang : sau thời kỳ “liên bang” tan rã, khoảng thế kỷ 7 TCN, những người Lạc Việt sống ở miền Bắc Việt Nam bi giờ đã xây dựng nhà nước cho riêng mình. Đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng trị vì đóng đô tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
Nhà Thục (257 TCN – 208 TCN) : khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán là thủ lĩnh của bộ tộc Âu Lạc đã cùng vua Hùng thứ 18 hợp lực đánh bại quân đội xâm lược của nhà Tần. Vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ hai nước Âu Việt và Lạc Việt thành Âu Lạc. Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương, lập nên nhà Thục, đóng đô ở Cổ Loa.
Sơ đồ thành Cổ Loa
Thời Bắc thuộc lần I (208 TCN – 39)
Nhà Triệu (208 TCN – 111 TCN) : Triệu Đà là quan uý quận Nam Hải (nay là Quảng Đông) nhân lúc nhà Tần suy yếu đã cát cứ quận Nam Hải sau đó đem quân đi thôn tính các lãnh thổ của Âu Lạc, Mân Việt và quận Quế Lâm thành lập nhà Triệu, đặt tên nước là Nam Việt, kinh đô là Phiên Ngưng, xưng ngang hàng với nhà Hán bên Trung Quốc. Tuy là vua ngoại tộc nhưng Triệu Đà đã đứng về phía dân tộc Việt trong cuộc chiến chống lại nhà Hán.
Thuộc Hán (111 TCN – 39) : năm 111TCN, Hán Vũ Đế đã điều hơn 10 vạn quân đi thôn tính nước Nam Việt. Bọn quan lại nhà Triệu đã quỳ gối xin hàng và Nam Việt đã bị sát nhập vào lãnh thổ của nhà Hán. Nhà Hán đã chia Nam Việt thành 9 quận bao gồm Đạm Nhĩ, Chu Nhai (đảo Hải Nam, Trung Quốc ngày nay), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô(đều thuộc Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay), Giao Chỉ (Bắc Bộ, Việt Nam ngày nay), Cửu Chân (Thanh Hóa-Nghệ Tĩnh,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Tiến Tiếp
Dung lượng: 873,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)