Toán học

Chia sẻ bởi Lê Thị Danh | Ngày 09/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Toán học thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

Đề 1
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:
Nào ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày……………mùng mười tháng ba.
Đáp án: giỗ Tổ

Câu 2: Huân chương này được trao tặng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất . Đó là huân chương gì?
Đáp án: Huân chương lao động

Câu 3: Màu trắng điệp trong bài Tập đọc”Tranh làng Hồ” được lấy từ vật liệu nào?
Đáp án: Vỏ sò, vỏ điệp

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ, ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy ..........................
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Đáp án: giá gương

Câu 5: Tác giả sáng tác bài thơ “Đất nước” là ai?
Đáp án: Nguyễn Đình Thi

Câu 6: Tìm từ đúng với gợi ý sau: Lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước gọi là gì?
A. Trườn lên; B. Nhô lên; C. Dập dềnh
Đáp án: C. Dập dềnh

Câu 7. Từ có thể thay thế cho từ quê hương trong câu “Quảng Trị là quê hương của tôi”, là:
A. Giang sơn; B. Đất nước; C. Nơi chôn rau cắt rốn
Đáp án: C. Nơi chôn rau cắt rốn

Câu 8. Nối ý ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:
A B
1. Thơm lừng : a. Mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa.
2. Thơm ngát : b. Thoảng nhẹ qua , chỉ đủ cảm nhận được.
3. Thơm nức : c. Mùi thơm toả ra mạnh và rộng.
4. Thơm thoang thoảng : d. Thơm sực lên, toả hương nồng khắp mọi nơi.



Đáp án:
1 - c
2 - a
3 - d
4 - b

Câu 9. Điền từ còn thiếu vào dòng thơ sau:
Nghiêng đồng đỗ nước ra ….
Vắt đất ra nước, thay trời làm …..
Đáp án: sông, mưa
Câu 10. Xác định từ loại của từ được gạch chân trong câu văn sau:
“Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc.”
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Đáp án: A

Câu 11. Trong hai câu văn sau:
- Nói không thành lời.
- Lễ lạt lòng thành.
Từ “thành” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Nhiều nghĩa B. Đồng âm C. Đồng nghĩa
Đáp án: B.

Câu 12. Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại trong nhóm:
Bao la, mênh mông, bát ngát, nghi ngút, bất tận.
Đáp án: nghi ngút

Câu 13. Trong câu: “Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.”, từ “tai” được dùng theo nghĩa gì?
Đáp án: A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển

Câu 14. Trong câu “Lúc ấy tôi đang đi trên phố”, từ nào là danh từ?
A. tôi; B. đi; C. phố
Đáp án: C. phố
Câu 15. Trong hai câu văn sau:
- Trong vườn muôn hoa khoe sắc thắm.
- Mẹ em có rất nhiều hoa tay.
Từ “hoa” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng nghĩa B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng âm
Đáp án: B.

Câu 16. Nối nhóm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:
A B
đánh trống, đánh đàn a. c. làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi

2. đánh giày, đánh răng b. làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát

đánh tiếng, đánh bức điện c. làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy.

4. đánh trứng, đánh phèn d. làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng

5. Đánh cá, đánh bẫy e. làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt



Đáp án:
1 - c
2 - b.
3 - a
4 - d.
5 - e

Câu 16. Trong câu “ Món ăn này rất Việt Nam.” từ “ Việt Nam” là:
A. Danh từ B. động từ C. Tính từ
Đáp án: C.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Danh
Dung lượng: 2,35MB| Lượt tài: 0
Loại file: rtf
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)