Toán

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Ngọc | Ngày 09/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Toán thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO TẤT CẢ QUÝ THẦY CÔ!
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊNH THỊ LiỀN
Người thực hiện: Đoàn Thị Ngọc
CHUYÊN ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI
LUYỆN TẬP, ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 5.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2009-2010 là năm học thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giáo dục phổ thông. Đây là nội dung đổi mới trong dạy học để đáp ứng với nhu cầu học tập hiện nay của học sinh và cũng đánh giá kết quả học tập của học sinh được chính xác hơn vì vậy có một số phương pháp dạy học môn toán lớp 5 về các bài luyện tập, ôn tập dưới đây
để chúng ta cùng trao đổi và học tập
.
II.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1.Mục tiêu chung của dạy học các bài luyện tập, thực hành :
Củng cố nhiều lượt các kiến thức HS mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản của môn toán ở lớp 5 và ở cấp Tiểu học, hệ thống hóa các kiến thức đã học, góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy củaHS, khuyến khích HS phát triển năng lực học tập môn toán.Các bài tập trong các bài luyện tập, thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng quát và linh hoạt hơn…GV có thể tổ chức dạy học các bài luyện tập, thực hành như sau:
a)Hướng dẫn HS nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài tương tự đã làm trong các bài tập đa dạng và phong phú của Toán 5. HS tự đọc đề bài và tự nhận ra được dạng bài tương tự đã làm hoặc các kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập thì nói chung, tự HS sẽ biết cách làm bài và trình bày bài làm.Nếu HS nào chưa tự nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách gợi ý , hướng dẫn hoặc tổ chức cho HS khác giúp bạn để tự nhớ lại kiến thức , cách làm…GV không nên làm thay những gì HS có thể làm được .
Ví dụ: Nội dung trọng tâm của dạy học toán ở học kì I của lớp 5 là dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân. Về thực chất , nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên.Vì vậy , hầu hết các bài tập về số thập phân đều có dạng tương tự như các bài tập về số tự nhiên.
Khi HS làm các bài tập về số thập phân, GV nên giúp HS tự
nhớ lại
-Cách làm dạng bài tương tự đã có khi học số tựnhiên.
-Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan trực tiếp
đến việc làm bài tập đó. Chẳng hạn, khi làm các bài tập dạng“sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn ”,GV hướng dẫn HS nhớ lại để nhận ra rằng:
-Cách làm tương tự như các bài tập dạng sắp xếp các nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn. ( tức là phải xác định số bé nhất trong các số đã cho ; xác định số bé nhất trong các số còn lại cứ làm cho đến hai số còn lại sau cùng.Lần lượt viết số bé nhất tìm được ở mỗi bước trên thành một dãy, kể từ trái sang phải.)
-Cần phải sử dụng quy tắc so sánh hai số thập phân trong từng bước nêu trên.Quy tắc so sánh hai số thập phân có đặc điểm khác với quy tắc so sánh hai số tự nhiên là: so sánh phần nguyên trước nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh tiếp
phần thập phân.Khi so sánh phần nguyên hoặc phần thập phân lại làm tương tự như so sánh hai số tự nhiên .
b) Giúp HS tự làm bài theo khả năng của từng HS.
- Nên yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã có trong SGK( hoặc do GV lựa chọn rồi sắp xếp lại ) không tự ý bỏ qua bài tập nào, kể cả bài tập HS cho là dễ.Cần lưu ý HS các bài tập củng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi đối tượng HS.
-Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài.HS đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc nhờ GV kiểm tra rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
-GV nên chấp nhận tình trạng trong cùng một thời gian, có HS làm được nhiều bài tập hơn HS khác.GV nên trực tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS khá ,giỏi hỗ
trợ HS học yếu cách làm bài , không làm thay HS.GV nên khuyến khích HS khá, giỏi hoàn thành hết bài tập trong tiết học và giúp các bạn làm bài chậm hơn khi chữa bài trong nhóm, trong lớp; khuyến khích HS làm bài đúng,trình bày gọn, rõ ràng và tìm được cách giải quyết hợp lý.
c) Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS.
-Nên cho HS trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ, trong cả lớp về cách giải hoặc các cách giải một bài tập. HS nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình
d) Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành của mình, của bạn bằng điểm rồi báo cáo với GV.
e) Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và cách lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.
Ví dụ: Bài tập “ Tính bằng cách thuận tiện nhất :
4,2+ 3,5+4,5+6,8” HS có thể tính bằng một số cách khác nhau nhưng cách nào cũng phải thể hiện được sự “ thuận tiện”
Cách 1: 4,2+ 3,5+ 4,5+6,8= 4,2+(3,5+4,5)+ 6,8
= 4,2+8 +6,8
=(4,2+6,8)+8
= 11+8= 19
Cách 2: 4,2+3,5 +4,5+6,8 = (4,2+6,8)+(3,5+4,5)
= 11 +8= 19
Sau khi HS nêu hai cách tính trên, GV nên tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để thấy:
-Cả hai cách tính đều sử dụng tính chất giao hoán và chất kết hợp phép cộng để dẫn tới tính hai tổng(4,2+6,8 và 3,5+4,5) rồi cộng các kết quả tính( 11+8).
-Ở cách 1, HS sử dụng lần lượt từng tính chất của phép cộng; ở cách 2,HS đồng thời sử dụng cả hai tính chất của phép cộng.Cả hai cách đều thuận tiện và đều dẫn tới kết quả đúng.
Mỗi cách tính có thể là thuận tiện nhất theo quan niệm của từng đối tượng HS,GV không nhất thiết phải yêu cầu HS khẳng định cách nào là thuận tiện nhất.Điều quan trọng là HS nhận được sự động viên , khuyến khích của GV,của các bạn và tự rút ra những kinh nghiệm khi làm bài.
Ví dụ: Với bài tập “Tìm một số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm,sao cho: 0,1<…< 0,2” HS chỉ cần viết bài làm, chẳng hạn: 0,1< 0,11< 0,2 là đủ và đúng.
Khi HS chữa bài ,GV nên xác định kết quả làm bài của HS ,sau đó nên yêu cầu HS giải thích lý do chọn 0,11để viết vào chỗ chấm ,cho HS chọn số thích hợp khác không chỉ một số thích hợp mà còn nhiều số thích hợp khác nữa HS sẽ khám phá được nhiều số khác ,chẳng hạn giữa hai số thập phân xácđịnh có thể có rất nhiều số thập phân,…
Với cách dạy như thế ,GV không nhất thiết phải lo lựa chọn thêm bài tập cho đối tượng HS có nhu cầu làm theo bài tập mà có thể giúp HS khai thác sâu trong quá trình thực hiện một số bài thực hành có sẵn trong SGK.Đồng thời ,cách dạy như vậy sẽ tạo cho HS có thói quen không thỏa mãn với kết quả đã đạt được , tạo cho HS có hứng thú tìm tòi ,sáng tạo trong học toán.
III.KẾT LUẬN:
Môn Toán ở Tiểu học đóng một vai trò hết sức quan trọng.Nếu học sinh học tốt môn Toán thì sẽ có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để học vững vàng môn toán ở lớp trên .Mỗi GV phải thường xuyên suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức tổ chức hoạt động có thể dưới dạng trò chơi trí tuệ ,vui nhộn tạo sự hứng thú cho HS .Làm sao cho HS bao giờ cũng thấy mới mẻ trong việc tổ chức các hoạt động , tránh sự nhàm chán ,đơn điệu.

Trên đây là một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học toán tiết luyện tập và ôn tập ở lớp 5 nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng của bài học.Chắc không tránh những thiếu sót trong quá trình trình bày, rất mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau rút kinh nghiệm và học tập

Người thực hiện

Đoàn Thị Ngọc



CHÚC CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Ngọc
Dung lượng: 778,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)